Truyền thông nhà nước Trung Quốc (TQ) đang tìm cách giảm bớt tầm quan trọng về mối đe dọa từ chiếc hàng không mẫu hạm mới của nước này và nói thêm rằng phải mất tới 15 năm hay 20 năm nữa thì TQ mới có một chiếc hàng không mẫu hạm có khả năng sẵn sàng tham gia tác chiến.
Chỉ một ngày sau khi chiếc Varyag được hạ thủy, Trung Quốc đã gián tiếp đe dọa có thể sử dụng chiếc tàu sân bay này trong các tranh chấp vùng biển. Tờ "Giải phóng Quân báo" - cơ quan ngôn luận của quân đội Trung Quốc - đã không ngần ngại cho rằng chiếc tàu sân bay của Trung Quốc cần phải được dùng vào các chiến dịch bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
Tân Đại sứ Mỹ Gary Faye Locke ngày 12/8 đã tới Bắc Kinh, chính thức bắt đầu nhiệm kỳ đại sứ của mình tại Trung Quốc. Bình luận về sự kiện này, báo Hồng Công “Văn Hối” ngày 13/8 dẫn lời giới phân tích cho rằng, đây mặc dù được nhìn nhận là một chuyến “hồi hương”, song nhiệm kỳ này đối với Locke không hề nhẹ nhàng, rất nhiều vấn đề gai góc đang chờ ông ta ở phía trước
Trong bài phân tích “Bluffing their way into crisis” đăng trên tờ "Người đưa tin Xítni buổi sáng" gần đây, giáo sư chuyên về nghiên cứu chiến lược thuộc Đại học quốc gia Ôxtrâylia (ANU) Hugh White nhận định Ôxtrâylia có thể đóng vai trò trung gian giữa Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông.
Thời báo Hoàn Cầu đưa tin, ngày 13/8, quân đội Trung Quốc (TQ) có thể sẽ tiến hành thao dượt với máy bay chiến đấu trên chiếc tàu sân bay đầu tiên của nước này, vừa được cho chạy thử trên biển từ 10/8. Các máy bay chiến đấu phản lực sẽ tập tiếp cận, hạ cánh và cất cánh ngay lập tức trên chiếc tàu sân bay. Trước đó, Cơ quan an toàn hàng hải tỉnh Liêu Ninh đã ra thông báo giới hạn việc...
Sau các thông tin về việc Trung Quốc thử nghiệm tàu sân bay đầu tiên, một số nước ASEAN có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh trên Biển Đông đã tìm cách tăng cường sức mạnh hải quân. Trong khi đó, Ấn Độ cũng đã buộc phải tăng cường sức mạnh quân sự vì lo ngại Trung Quốc sẽ tìm cách tiến ra Ấn Độ Dương trong thời gian tới.
Mới đây, kênh CCTV-4 Truyền hình Trung ương Trung Quốc (TQ) trong chuyên mục “Trọng tâm Hôm nay” dài 30 phút đã có chương trình thảo luận với hai chuyên gia Chuẩn Đô đốc Doãn Trác và nhà nghiên cứu Dương Hy Vũ từ Viện Nghiên cứu Các vấn đề Quốc tế về chương trình hiện đại hóa hải quân của Việt Nam (VN).
Bài trên Liên hợp tảo báo của Trung Quốc cho rằng Nga mới là mối họa lớn của Trung Quốc tại Biển Đông. Chính Nga là cường quốc bên ngoài đến Biển Đông sớm nhất chứ không phải Mỹ. Nga tích cực đầu tư thăm dò khai thác dầu khí tại Biển Đông, ký nhiều hợp đồng bán vũ khí hiện đại, bao gồm tàu ngầm, máy bay, cho Việt Nam.
Trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông ngày càng có xu hướng tăng lên do lối hành xử hung hăng từ phía Trung Quốc đối với các quốc gia tranh chấp, đặc biệt là Việt Nam và Philippin, bài báo đăng trên mạng Sonin (Mông Cổ) nhận định rằng, nếu tình hình cứ tiếp tục, điều này có thể dẫn đến đụng độ nguy hiểm, do vậy, Trung Quốc cần phải tiến hành chính sách mềm dẻo hơn.
Bài viết đăng trên mạng China.com.cn (Trung Quốc) đánh giá chiến lược phát triển quốc phòng, trọng tâm là nâng cao sức mạnh hải quân và không quân, mở rộng và nâng cao các mối quan hệ, ngoại giao quân sự với các nước lớn nhằm củng cố sức mạnh quân sự, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.