Từ những năm 1990 trở lại đây, cùng với sự thay đổi của tình hình quốc tế và biên giới trên bộ hai nước Việt - Trung trở nên hòa hoãn, với sự phát triển không nhanh của nền kinh tế, trọng tâm chiến lược quốc phòng của VN được chuyển từ lục địa ra biển khơi, không chỉ bao gồm quần đảo Trường Sa, mà còn đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội, đặc biệt là hải quân và không quân. Cụ thể là:

(1) Điều chỉnh chiến lược quốc phòng, tập trung nâng cao sức mạnh của hải quân và không quân.

Sau chiến tranh Lạnh, do tình hình thế giới có nhiều thay đổi, VN đã dần chuyển trọng tâm phát triển đất nước vào xây dựng kinh tế, chiến lược quân sự cũng được điều chỉnh thành “phòng ngự tích cực” theo phương châm “phòng thủ chặt trên đất liền, tiến ra biển”, giảm trận tuyến trên đất liền, củng cố phòng thủ trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, mở rộng phạm vi khống chế trên biển, tăng cường xây dựng hải quân và không quân, coi trọng khai thác biển, bảo vệ tài nguyên vùng đặc quyền kinh tế, đẩy nhanh việc tranh giành lợi ích quần đảo Trường Sa… khiến dư luận thế giới quan tâm.

Về địa chiến lược, VN nằm phía Đông bán đảo Đông Dương, phía Bắc tiếp giáp lục địa, phía Đông hướng ra biển, diện tích đất nước trải dài theo chiều Nam - Bắc, chỗ hẹp nhất chỉ khoảng vài km, bờ biển dài khoảng 3.260 km…, địa thế như vậy nếu phòng ngự lục địa sẽ là yếu thế. Mặt khác, những hải cảng ven biển Đông Nam Bộ có vị trí địa lý đặc thù, vị trí chiến lược quan trọng, nhiều tuyến hàng hải quốc tế đều qua đây, từ những cứ điểm này có thể khống chế Biển Đông và eo biển Malacca.

Về kinh tế, VN vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu, GDP bình quân đầu người xếp hàng cuối của ASEAN, khai thác dầu khí Biển Đông là nguồn quan trọng đóng góp cho GDP của VN (mỗi năm VN khai thác khoảng 2 tỷ tấn dầu khí, đóng góp gần 1/3 tổng GDP và còn hy vọng sẽ đạt 53%, thậm chí cao hơn vào năm 2020). Khai thác dầu khí Biển Đông trở thành trụ cột chính và cực tăng trưởng chủ yếu của kinh tế VN, nếu xảy ra vấn đề lớn liên quan đến dầu khí thì nền kinh tế VN sẽ rơi vào khó khăn.

Về tình hình chính trị quốc tế, việc tăng cường sức mạnh hải quân và không quân khiến VN có thể dành được “bá quyền khu vực” và nâng cao vai trò quốc tế. Khác với các nước trong khu vực ĐNÁ, VN là nước XHCN nên cùng với quá trình phát triển kinh tế, VN vẫn phải coi trọng việc phòng ngừa diễn biến hòa bình, chống phá của các thế lực Phương Tây… Sau năm 1975 đến nay, VN vẫn theo đuổi “bá quyền khu vực” bán đảo Đông Dương, lấy việc tăng cường sức mạnh quân sự để dành quyền phát ngôn trong khu vực.

(2) Coi trọng trang bị vũ khí kỹ thuật cao, nâng cao khả năng tác chiến của hải quân, không quân.

Để đáp ứng yêu cầu tình hình, VN đã điều chỉnh quân đội theo hướng, giảm mạnh lục quân, tăng cường xây dựng các binh chủng kỹ thuật, dành ưu tiên cho hải quân và không quân, xác định rõ mục tiêu hiện đại hóa quân đội thông qua các kế hoạch như “Kế hoạch phát triển trang thiết bị vũ khí hải quân năm 2000”, “Quy hoạch phát triển hải quân thế kỷ 21”…, trong quy hoạch phát triển hải quân trung và dài hạn đã nêu rõ yêu cầu: Trước năm 2010 phải thải loại bớt những trang bị khí tài cũ, tăng số lượng hạm tàu hiện đại, coi trọng phát triển tàu ngầm và không quân hạm; trước năm 2020 bước đầu hoàn thành xây dựng hệ thống quốc phòng cơ bản bảo vệ Biển Đông; trước năm 2050 có khả năng tác chiến độc lập biển xa.

(3) Mở rộng ngoại giao quân sự, tăng cường giao lưu quân sự với các nước lớn như Mỹ, Nga.

Những năm gần đây, điểm nổi bật trong ngoại giao quân sự của VN là “toàn diện và đa dạng hóa”, coi trọng giao lưu quân sự với các nước lớn và các nước láng giềng.

Ngày 8/8/2010, tàu sân bay Mỹ lần đầu thăm VN, hai bên tiến hành hàng loạt các hoạt động giao lưu quân sự. Hiện nay hai bên vẫn đang đàm phán việc Mỹ thuê quân cảng Cam Ranh của VN.

Quan hệ quân sự Việt - Nga cũng không ngừng được củng cố và mở rộng, năm 2009 VN trở thành đối tác xuất khẩu vũ khí lớn nhất của Nga, Nga đóng vai trò quan trọng trong hiện đại hóa quân sự của VN. Ngày 27/11/2005, tàu Tuần dương tên lửa của Nga thăm VN, đánh dấu bước ngoặt trong giao lưu quân sự hai nước. Nga cũng bày tỏ hy vọng quay lại Vịnh Cam Ranh.

Hiện nay xuất phát từ nhu cầu với lợi ích chiến lược của mình, cả Mỹ và Nga đều muốn có được cảng Cam Ranh, VN với chính sách ngoại giao linh hoạt và thực dụng đã và đang sử dụng vấn đề này để tranh thủ lợi thế trong vấn đề giải quyết tranh chấp Biển Đông.

Tình hình gần đây cho thấy, VN đang rất mong muốn giành vai trò chủ đạo trong vấn đề Biển Đông. Việc tăng cường sức mạnh hải quân và không quân, phát huy lợi thế địa chiến lược để dành quyền khống chế khu vực cục bộ trong giải quyết vấn đề Biển Đông đang là hướng đi lý tưởng của VN. Đồng thời, VN cũng đang tích cực “lôi kéo, tập hợp các nước xung quanh để đối trọng và kiềm chế TQ, buộc TQ phải nhượng bộ”. VN cũng hiểu rõ rằng nếu có sự can dự quân sự của Mỹ, Nga sẽ khiến tình hình khu vực trở nên phức tạp hơn nhưng vẫn hy vọng thông qua hợp tác với Nga, Mỹ có thể dành được lợi ích, mặt khác có thể thực hiện kiềm chế TQ./.

Nguồn 越南加强海空军实力 欲在2050年能远海作战

Văn Cường (gt)