Các hội nghị thượng đỉnh tại Viêng Chăn được kỳ vọng sẽ tạo tiếng vang và thúc đẩy giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông. ASEAN cần đoàn kết và quyết đoán hơn trong tương lai, qua đó tích cực góp phần duy trì hòa bình, ổn định và phát triển kinh tế ở khu vực.
Sự gắn kết của ASEAN được “thử lửa” trước sự "tấn công” của Trung Quốc đối với những quốc gia ASEAN không liên quan trực tiếp tới tranh chấp về Biển Đông đã và đang nhận các khoản viện trợ "không hoàn lại" lớn từ Bắc Kinh.
Sau phán quyết của Tòa Trọng tài, Trung Quốc vẫn tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước đầu tư vào Biển Đông bởi các nhà hoạch định Trung Quốc tin rằng sự hiện diện của doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc trong khu vực sẽ giúp tăng cường chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Ngày 20/9, nhật báo Hong Kong Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng trích dẫn một tờ báo địa phương của Đài Loan cho biết có “bốn cấu trúc kiên cố” được xây dựng trên Ba Bình do Đài Loan kiểm soát và gọi là đảo Thái Bình. Giới chuyên gia đặt câu hỏi “Đài Loan xây gì trên đảo này?”
Nhóm nghiên cứu của tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings nói rằng chính sách đối ngoại “độc lập” của Chính quyền Duterte không nên bị coi nhẹ hoặc đánh giá thấp, vì nó có thể làm xói mòn “một cách đáng kể” ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.
Bằng cách ủng hộ quan điểm của Trung Quốc ở Biển Đông và Châu Á, Tổng thống Nga Putin cũng mong đợi sự ủng hộ tương tự của Trung Quốc về các vấn đề Syria và Ukraine.
Các sự kiện gần đây ở Ukraine và Syria đã làm gia tăng lo ngại về một nước Nga hồi sinh tìm cách đòi lại vị trí của mình sau Chiến tranh Lạnh. Nhưng liệu đây có phải là sự miêu tả chính xác về nước Nga hiện nay? Mỹ nên làm thế nào để xử lý mối quan hệ với “gấu Nga”?
Hoạt động bồi đắp các bãi đá của Trung Quốc ở Biển Đông đã tạo ra hơn 1.620 héc-ta lãnh thổ nhân tạo, trong đó bao gồm các công trình hạ tầng kiên cố. Chắc chắn Washington sẽ tiến hành thêm các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông.
Bất cứ ai mong chờ sự bảo đảm về việc Mỹ tiếp tục những cam kết ở châu Á qua cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ứng cử viên tổng thống Mỹ có thể cảm thấy ít lạc quan. Cả hai ứng viên đều chỉ trích mạnh mẽ TPP, thỏa thuận được cho là trụ cột của chính sách “xoay trục”.
Với các nhà phân tích Đông Nam Á giàu kinh nghiệm và đang theo dõi hoạt động xây dựng đảo và phát triển quân đội nhanh chóng của Trung Quốc với mối quan ngại ngày một gia tăng, các quỹ hỗ trợ tài chính dồi dào của Trung Quốc chưa chắc có thể thay đổi tư tưởng của họ. Nhưng với thế hệ trẻ và đi cùng với thời gian, tiền của Trung Quốc có thể mang lại hiệu quả.