-(The-diplomat 4/2) Beijing’s South China Sea Gamble: If China is right, then there is enough oil under the South China Sea to feed global consumption for several years. But Beijing may be making an aggressive bet on the wrong horse -(Scmp 4/2) A tale of two unequal treaties: The Philippines' recent talks with US officials were aimed at securing a firm defence commitment, which has been reaffirmed...
Trong cộng đồng quốc tế, không cần nghi ngờ mà nói rằng, Trung Quốc đã trở thành tiêu điểm của vấn đề tranh chấp Biển Đông. Xu hướng giải quyết vấn đề Biển Đông sẽ như thế nào? Là quản lý tranh chấp hay xung đột leo thang? Là chiến tranh xảy ra hay hòa bình duy trì được? Cuộc phỏng vấn của Báo Tài chính số một (TQ) với GS. Trịnh Vĩnh Niên, Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Á, Đại học Quốc gia Singapore,...
Trong bài viết “Quan hệ Trung-Mỹ: hai sự lựa chọn lớn và tương lai” tác giả Bào Thịnh Cương, một học giả về quan hệ quốc tế của Trung Quốc, cho rằng quan hệ Trung-Mỹ tồn tại hai sự lựa chọn lớn, một là đi theo hướng đối kháng, hình thành cục diện chiến tranh lạnh mới; hai là tái cân nhắc cấu trúc G2, hình thành cục diện Trung-Mỹ cùng thống trị thế giới.
Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế (Chatham House) có trụ sở tại Luân Đôn vừa đăng bài của tác giả Rosheen Kabraji, Giám đốc Chương trình châu Á của Chatham House, phân tích về những mâu thuẫn phức tạp trong mối quan hệ Mỹ-Pakixtan và liên minh Trung Quốc-Pakixtan Pakistan: All-Weather Friendship?
Bài viết "No solution in sight for Japanese, Russian territorial row" trên mạng Tân Hoa Xã nhận định về viễn cảnh xa vời của việc giải quyết tranh chấp 4 hòn đảo nằm ngoài khơi đảo Hokkaido ở miền Bắc Nhật Bản (Nga gọi là quần đảo Nam Kuril) nhân chuyến thăm Nhật Bản của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov.
Bước vào năm 2012, khối ASEAN phải đối mặt với những vấn đề lớn nào? Tiến sĩ Ernest Bower, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nhận định ASEAN sẽ phải đặt ra và trả lời những câu hỏi còn tồn tại về bản thân khối và quan hệ với các cường quốc xung quanh mình.
Mạng tin "Inquirer.net" của Philíppin ngày 31/1 có đăng bài "Philippines seeks peaces with China anew" cho biết Manila kêu gọi Bắc Kinh giải quyết tranh chấp quần đảo Trường Sa một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Sự gia tăng giá dầu và các quy định của Công ước luật biển khiến các nước tranh chấp Trường Sa tích cực và việc này trở thành tâm điểm của các tranh luận công khai tại Philippines. Tranh chấp Trường Sa làm dấy lên tinh thần dân tộc ở Philippines, vừa do nhận thức việc lực lượng vũ trang không thể bảo vệ chủ quyền, và vừa do những lo ngại về ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
Năm 2012 sẽ là một năm tiềm ẩn nhiều bất ổn khó đoán định đối với thế giới. Dưới tiêu đề “The big questions for 2012”, tờ "Thời báo Tài chính" số ra gần đây tổng hợp ý kiến của các chuyên gia nghiên cứu hàng đầu thế giới về 5 vấn đề lớn, đó là nghịch lý chính trị trong việc cứu vãn nền kinh tế toàn cầu, vai trò của nhà nước trong nền kinh tế, sự bất công bằng kinh tế, bất ổn xã hội và an ninh năng...
Theo Mạng phân tích thông tin tình báo Stratfor, chuyến thăm của Thủ tướng Ôn Gia Bảo đến Arập Xêút, Cata và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất, trong bối cảnh những căng thẳng giữa Mỹ và Iran đang gia tăng, là một phần trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm tăng cường hợp tác với các nước vùng Vịnh sản xuất dầu mỏ để đảm bảo an ninh năng lượng và mở rộng ảnh hưởng kinh tế tại khu vực này.