Ngày 30/11, quân đội Trung Quốc đã lên án việc Mỹ và Ôxtrâylia nâng cấp các mối quan hệ quân sự, đồng thời cảnh báo rằng những hành động như vậy có thể làm xói mòn lòng tin và thổi bùng sự phản kháng thời Chiến tranh Lạnh. “China military denounces U.S.-Australia defense upgrade”
Những tranh chấp tại Biển Đông hiện thu hút rất nhiều sự chú ý trong các chương trình nghị sự quốc tế. Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã đoàn kết hơn trong vấn đề này, trong bối cảnh Mỹ cũng chú ý nhiều hơn - cả về ngoại giao lẫn quân sự - đến khu vực Thái Bình Dương. Tuy nhiên, theo bài viết “The Coalition Against Chinese Hegemony” trên "Nhật báo Phố Uôn" số ra mới đây, việc duy trì...
Giữa lúc lực lượng quân sự Mỹ đang dần rút khỏi Ápganixtan và Irắc, chính phủ của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tái khẳng định vai trò của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương bằng chuyến công du châu Á kéo dài 9 ngày của ông Obama (kết thúc hôm 20/11), một phần nhằm tái cân bằng cán cân quyền lực trước sự trỗi dậy của Trung Quốc cả về phương diện kinh tế, quân sự và ngoại giao.
Theo nhà phân tích Aung Zaw, Tổng biên tập báo “Irrawaddy” có trụ sở tại Chiang Mai (Thái Lan), vào thời điểm Ngoại trưởng Mỹ Hillary có chuyến thăm lịch sử tới Mianma, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng ủng hộ sự cải thiện quan hệ giữa Mỹ và Mianma. Tuy nhiên, ẩn sau biểu hiện bề nổi này là thái độ lo ngại ngày càng tăng của Bắc Kinh khi Mianma vươn tới Mỹ. “China’s Future Role in Burma”
Biển Đông là nơi hội tụ của nhiều mối quan tâm về an ninh trên biển. Dưới góc độ an ninh truyền thống, những xung đột về yêu sách lãnh thổ và vùng biển ngày càng gay gắt khiến cho xung đột vũ trang có thể xảy ra tại khu vực biển Đông. Tất cả những triển vọng này đặt an ninh của khu vực biển Đông ở mức báo động cao. Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc là một khuôn khổ pháp lý đa phương và...
Báo “Hải dương Trung Quốc” số ra gần đây đăng bài của tác giả Kim Vĩnh Minh, Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu luật biển thuộc Ban nghiên cứu luật học, Viện khoa học xã hội Thượng Hải, phân tích ý nghĩa và xu hướng phát triển theo nhận thức chung đạt được giữa Trung Quốc và Việt Nam về triển vọng giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, nội dung như sau
Trung Quốc đang sử dụng các chiến thuật chính trị cường quyền liên quan đến các yêu sách lãnh thổ của mình bao gồm: a) trích dẫn yêu sách lịch sử b) áp dụng cách tiếp cận song phương để làm suy yếu ASEAN; c) dựa vào kế sách chia để trị trong đối phó với từng nước thành viên ASEAN và tạo ta một sự chia rẽ giữa ASEAN và Mỹ; và d) củng cố sức mạnh hải quân giúp Trung Quốc giải quyết tranh chấp lãnh thổ...
Căng thẳng đang leo thang xung quanh những tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông trong vài năm qua đã trở thành mối quan ngại chính về an ninh ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Trong bối cảnh đó, ASEAN, được cho là một trong những tổ chức khu vực thành công nhất trên thế giới, chưa đóng vai trò đáng kể trong việc làm dịu những tranh cãi nóng bỏng giữa các bên tranh chấp. Bài viết này phân tích rằng ASEAN...
Tại EAS lần thứ 6 ở Bali (Inđônêxia), các nước ASEAN đã cố gắng can dự với con rồng Trung Quốc. Vì lý do này, các chủ đề thảo luận chính tại hội nghị về tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên như: sự kết nối, tài chính, năng lượng, giáo dục, quản lý các căn bệnh xã hội và thảm họa đã bị chìm đi bởi các nước trong khu vực muốn kéo Trung Quốc vào cuộc đối thoại nghiêm túc về các lo ngại an ninh...
Giữa lúc tình trạng căng thẳng trong khu vực liên quan đến các cuộc tranh chấp trên biển ngày càng tăng và Mỹ có những động thái nhằm khẳng định sức mạnh ở Thái Bình Dương, ngày 6/12, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã kêu gọi hải quân nước này chuẩn bị chiến đấu. “China’s Hu urges navy to prepare for combat”