Chính sách trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ lại vấp phải trở ngại mới từ chính trị nội bộ nước này. Ngày 14/11, tại Hạ viện, 151 thành viên đảng Dân chủ đã viết thư ngỏ gửi Tổng thống Barack Obama, thúc giục ông không tiếp tục thúc đẩy quyền đàm phán nhanh cho phép phê chuẩn các thỏa thuận tự do thương mại.
Nhật Bản và các nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á được cho là sẽ bày tỏ quyết tâm tăng cường quan hệ an ninh nhằm thúc đẩy hòa bình khu vực. Động thái này được cho là nhằm kiềm chế hành động khiêu khích ngày càng tăng của Trung Quốc trên biển thời gian qua.
Tại thời điểm mà Trung Đông, Afghanistan và Trung Quốc là những khu vực và quốc gia chiếm vị trí ưu tiên số 1 và gần như "độc quyền" trong chính sách đối ngoại của Mỹ, thì Mỹ Latinh hầu như không nhận được nhiều sự quan tâm của Washington.
Nga - quốc gia sở hữu trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới - đang cung cấp lượng dầu thô đáng kể cho Trung Quốc, đồng thời có kế hoạch tăng gấp ba lần xuất khẩu dầu mỏ sang Trung Quốc trong thập kỷ tới.
Vấn đề lớn nhất trong quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật là Trung Quốc. Washington và Tokyo phải giải quyết những thách thức trực tiếp mà Bắc Kinh gây ra đối với an ninh khu vực cũng như kiểm soát tác động từ sự trỗi dậy của Trung Quốc đến quan hệ hai nước.
Đối thoại cấp cao giữa ASEAN và EU về hợp tác biển; Tàu bệnh viện Trung Quốc tới Philippines cứu trợ sau bão Haiyan; Việt Nam - Ấn Độ tăng cường hợp tác về an ninh quốc phòng; Ấn Độ huấn luyện cho 500 thủy thủ tàu ngầm của Việt Nam; Philippines đẩy mạnh xây dựng hạ tầng căn cứ hải quân; Mỹ sẽ triển khai vũ khí tối tân tới Châu Á.
Những dự đoán Trung Quốc sẽ trở thành một nước xuất khẩu lớn các hệ thống vũ khí tiên tiến có thể còn quá sớm, vì nước này vẫn phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong việc đưa các sản phẩm cạnh tranh ra thị trường. Tuy nhiên, Bắc Kinh cuối cùng (dù không sớm) cũng có thể thành công trong việc mở rộng việc bán vũ khí trên toàn cầu, trong đó có khu vực Đông Nam Á, gây ra những tác động đối với...
Việc các hãng sản xuất linh kiện điện tử Nhật Bản và Hàn Quốc độc chiếm thị trường trở thành nguy cơ tiềm ẩn đối với an ninh quốc phòng của Trung Quốc.
Cố vấn của Tổng thống Mỹ, bà Susan Rice, mới đây xác nhận rằng chuyến công du châu Á sắp tới của Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ diễn ra vào tháng 4/2014 nhằm củng cố hơn nữa mối quan hệ của Mỹ với khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Căng thẳng giữa hai nước có nền kinh tế lớn nhất Châu Á đã leo thang sau khi Trung Quốc công bố kế hoạch thiết lập vùng phòng không bao gồm các đảo có tranh chấp với Nhật Bản. Điều này có thể gây tổn hại đến sự phục hồi trong thương mại giữa hai nước. Trong bối cảnh như vậy, Mỹ sẽ làm gì để hỗ trợ đồng minh?