Thành công của Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang làm Đông Nam Á bối rối bởi vì hầu như không biết được gì về quan điểm của ông về châu Á. Các quốc gia khu vực đang theo dõi sát sao vị tổng thống mới của Mỹ khi khu vực này chuẩn bị tinh thần cho những gì nhiều người lo sợ là một sự rút lui khỏi chiến lược tái cân bằng của Obama.
Trái với Chính quyền Obama, Tổng thống Donald Trump luôn tỏ ra hữu nghị với Nga và cá nhân Tổng thống Putin. Một số phương tiện thông tin đại chúng bằng cách so sánh lịch sử, dự đoán rằng, ông Trump có thể sử dụng “lá bài Nga” để chống Trung Quốc. Liệu có cơ sở thực tế cho kịch bản này hay không?
Mỹ và Trung Quốc cần ghi nhớ hai điều hiển nhiên sau: Các cuộc chiến thương mại có thể dễ dàng gây tổn hại tới quốc gia khởi xướng cũng như quốc gia mục tiêu, và phát động chúng thì dễ hơn nhiều so với ngăn chặn chúng. Cả hai quốc gia nên hướng đến giải pháp mang tính xây dựng, cùng hướng tới các chuẩn mực chung toàn cầu về thương mại.
Khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có vị trí chiến lược quan trọng đối với việc vận chuyển hàng hóa của thế giới bằng đường biển. Việc đảm bảo an ninh và sự ổn định của khu vực này cũng sẽ góp phần đảm bảo hòa bình và sự ổn định của thế giới.
Cuối năm 2016, Chính phủ Trung Quốc đã công bố Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (FYP13) để phát triển năng lượng điện. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2001, Trung Quốc ban hành một FYP đặc biệt về ngành điện và thể hiện sự ưu tiên của chính phủ đối với ngành này.
Việc quay lưng với phán quyết của Toà có thể làm Philippines đứng trước nguy cơ mất đi 1/3 lãnh thổ trên biển vốn rất giầu có về tài nguyên và dấu khí, mà chỉ đổi lại là những khoản vay ưu đãi từ Trung Quốc nhưng vẫn phải trả.
-(The Diplomat 2/3) The Philippines' South China Sea Flip-Flop: The Duterte administration’s inconsistent approach toward the disputes is making diplomacy even more difficult. -(Reuters 1/3) Is Beijing outflanking the United States in the South China Sea? Within a little more than a decade, China’s People’s Liberation Army Navy may have more warships than Washington under its command....
ASEAN hiện phải đối mặt với những thách thức kinh tế lớn, chẳng hạn như sự chi phối về kinh tế ngày càng lớn của Trung Quốc, vấn đề bảo hộ thương mại và những chính sách khó lường của Mỹ dưới thời Tổng thống Trump, cũng như một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu có thể xảy ra trong giai đoạn hiện nay.
Trung Quốc chỉ là một trong ba chặng dừng chân của chuyến công du nước ngoài gần đây của Ngoại trưởng Ấn Độ, song điểm dừng chân này lại có ý nghĩa bao trùm lên cả chuyến đi.
Phản ứng tức thì của Indonesia trước phán quyết của Tòa Trọng tài ngày 12 tháng 7 năm 2016 thật sự mờ nhạt. Khi xem xét kỹ hơn, tuyên bố này có vẻ lại là một ví dụ nữa về cách tiếp cận không nhất quán của Indonesia đối với vấn đề Biển Đông cũng như đối với các hành vi xâm phạm EEZ của Trung Quốc.