Phản ứng tức thì của Indonesia trước phán quyết của Tòa Trọng tài ngày 12 tháng 7 năm 2016 thật sự mờ nhạt. Bộ Ngoại giao nước này đã ra một tuyên bố vỏn vẹn 5 câu:

• Indonesia kêu gọi các bên kiềm chế, tránh hành động làm gia tăng căng thẳng, không tiến hành các hoạt động quân sự có khả năng đe doạ hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á; đồng thời các bên cần tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982.

• Indonesia kêu gọi tất cả các bên tiếp tục thực hiện các cam kết để duy trì hòa bình, thể hiện hữu nghị và hợp tác trong khu vực như đã thực hiện trong thời gian vừa qua.

• Indonesia thúc giục các bên ở Biển Đông hành xử và triển khai các hoạt động theo các nguyên tắc đã được thống nhất.

• Indonesia sẽ tiếp tục nỗ lực xây dựng khu vực hòa bình, tự do và trung lập để xây dựng cộng đồng chính trị và an ninh ASEAN vững mạnh.

• Indonesia kêu gọi các bên có yêu sách tiếp tục đàm phán hòa bình về yêu sách chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông theo luật quốc tế.[1]

Về cơ bản, tuyên bố này không có điểm nào gây tranh cãi. Trên hết, Indonesia tiếp tục giữ quan điểm là nước không có tranh chấp ở Biển Đông. Nhưng nếu xem xét kỹ hơn, tuyên bố này có vẻ lại là một ví dụ nữa về cách tiếp cận không nhất quán của Indonesia đối với vấn đề Biển Đông cũng như đối với các hành vi xâm phạm khu đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) của đảo Natuna ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Chỉ vài tuần trước khi Tòa Trọng tài ra phán quyết, Tổng thống Indonesia Joko Widodo (còn gọi là Jokowi) đã thực hiện một hành động tượng trưng để thể hiện sức mạnh bằng cách đích thân đến thăm đảo Natuna trên chiếc tàu chiến đã bắn vào tàu cá của Trung Quốc hoạt động trong khu vực trong tuần trước đó. Như vậy, điều gì giải thích cho phản ứng mờ nhạt của Indonesia cũng như lập trường thiếu kiên định của nước này trong vấn đề Biển Đông?

Bài báo này lập luận rằng sự thiếu nhất quán của Indonesia cần được xem xét trong mâu thuẫn có tính lịch sử sâu rộng hơn, gắn liền với quan hệ song phương với Trung Quốc và lập trường đứng ngoài tranh chấp ngớ ngẩn của Indonesia, và cơ chế quản lý an ninh biển lộn xộn của nước này. Những điều kiện (tiền đề) nêu trên là cần thiết nhưng chưa đủ để giải thích phản ứng mờ nhạt của Indonesia trước phán quyết của Tòa Trọng tài. Có thể lập luận rằng việc Tổng thống Jokowi không quan tâm và thiếu hiểu biết về chính sách đối ngoại là nguyên nhân trực tiếp cho các phản ứng như vậy. Cụ thể, thái độ bàng quan của ông ta làm xấu thêm nền chính trị quan liêu gia tăng của một nhóm cố vấn bên ngoài Bộ Ngoại giao (còn gọi là “những kẻ thao túng chính sách ngoại giao”) trong quá trình hoạch định chính sách đối với Trung Quốc. Tóm lại, chính những điều kiện trên cho thấy chính trị nội địa không phải các tính toán địa-chính trị đã quyết định sự hình thành cách tiếp cận của Indonesia đối với vấn đề Biển Đông, trong đó có phản ứng của nước này đối với phán quyết của Tòa Trọng tài.

....

Đọc toàn bộ bản dịch tại đây.

 Evan A. Laksmana là Nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Jakarta và NCS tại Trường Maxwell về các vấn đề Công dân và Công cộng thuộc Đại học Syracuse theo học bổng Fulbright (2011-2015). Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà Trung tâm Pakarti, Jl. Tanah Abang 3, số 23-27, Jakarta, Indonesia 10160; email: evan.laksmana@csis.or.id. Bài viết được đăng trên Contemporary Southeast Asia: A Journal of International and Strategic Affairs.

Bài dịch thuộc bản quyền Nghiên cứu Biển Đông. Đề nghị chỉ được dẫn đường link, không đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập.

Biên dịch:      Trịnh Thanh Vân

Hiệu đính:      Đỗ Thanh Hải

 

 [1] Xem toàn văn phản ứng của Indonesia (Indonesia Serukan Semua Pihak untuk Menghormati Hukum Internasional Termasuk UNCLOS 1982) [Indonesia kêu gọi tất cả các bên tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982], Siaran Pers Kementerian Luar Negeri [Thông cáo báo chí Bộ Ngoại giao], ngày 12 tháng bảy năm 2016, tại <http://kemlu.go.id/en/berita/siaran-pers/Pages/Indonesia-Serukan-emua-Pihak-untuk-Menghormati-Hukum-InternasionalTermasuk-UNCLOS-1982-.aspx>.