15581578981_2716ba1af6_o.jpg

Khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm ngôi nhà của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tại thành phố Davao, người ta cho rằng chính sách cấp tiến của ông Duterte về “chính sách đối ngoại độc lập” có vẻ như đã bắt đầu đơm hoa kết trái và hành động đáng chú ý của ngày hôm đó là món quà của ông Abe trước khi ra về, đó là cam kết dành 8,7 tỷ USD viện trợ cả gói cho Philippines và lời đề nghị giúp ông Duterte trong cuộc chiến chống tội phạm ma tuý.

Phần lớn các nhà phân tích cho rằng điều này phản ánh quyết tâm của ông Abe đạt được sự ngang bằng với sự hào phóng của Trung Quốc mà tháng 10/2016 với cam kết 15 tỷ USD đầu tư vào Philippines và tháng 1 vừa qua Trung Quốc cam kết hợp tác với 30 dự án giá trị 3,7 tỷ USD.

Đối với những người ủng hộ ông Duterte, đây là bằng chứng rằng sự chuyển hướng ngoại giao xa rời Mỹ và lao vào vòng tay của Trung Quốc và Nga đang chứng minh là có kết quả. Nhưng sự chuyển hướng của ông Duterte, mà nhiều người nhìn nhận là Philippines đang chơi trò kích bác các đối thủ chống lại nhau có vẻ như đang gặt hái những kết quả sớm, thì một số chuyên gia lại cảnh báo rằng nó không những đang chứa đựng nguy cơ tiềm tàng phá hoại sự bá quyền của Mỹ trong khu vực mà còn gây nguy hiểm cho sự kiểm soát của Philippines đối với các tài nguyên (trên Biển Đông) và thậm chí đe doạ cả vị trí quyền lực của ông Duterte.

Những ý kiến này đã được minh chứng trong tuần này khi Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay lần đầu tiên đã nói thẳng về chính sách của chính phủ của ông Duterte đối với vấn đề Biển Đông với các nghị sĩ Philippines rằng: “Quan điểm của tôi và cũng là quan điểm chính thức, rằng các phần đang tranh chấp trên Biển Đông chưa bao giờ thuộc về bất cứ ai”. Đây là sự xa rời đáng kể với quan điểm trước đó của Philippines, vốn đưa cuộc tranh chấp dai dẳng với các yêu sách lãnh thổ với Trung Quốc trên Biển Đông ra trước Toà trọng tài quốc tế và đã có được phán quyết có lợi cho Philippines. Việc ông Duterte rõ ràng mong muốn bỏ đi lợi thế của Philippines trong phán quyết của Toà đã làm cơ sở cho các phán đoán rằng ông có thể để sang một bên các yêu sách chủ quyền để có được ảnh hưởng của Trung Quốc.

Nhà sử học người Mỹ, ông Alfred McCoy cho rằng “Đây là một trò chơi nguy hiểm mà Duterte đang chơi”, cho rằng trong việc làm hài lòng Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, Philippines đang ở trong tình thế nguy hiểm trở thành con tốt trong chiến lược hai gọng kìm của Trung Quốc trong xử lý “một cú đấm phá hoại đối với sức mạnh toàn cầu của Mỹ”. Ông McCoy lập luận trong cuốn sách mới ra của mình dưới tiêu đề “Cái bóng của thế kỷ Mỹ: Sự trỗi dậy và suy giảm của sức mạn toàn cầu của Mỹ”, rằng Trung Quốc đang cố gắng phá bỏ “vòng kiểm toả của Mỹ” vốn cho phép Washington “thống trị hai đầu của lục địa Âu - Á, trong đó có liên minh với các nước thuộc Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO ở phía Tây và các nước đồng minh Thái Bình Dương ở phía Đông mà Mỹ đã thiết lập các căn cứ quân sự ở Nhật Bản, Hàn Quốc và đặc biệt là ở Philippines. Theo ông McCoy, một gọng kìm chiến lược của Trung Quốc là trở thành trung tâm của thị trường lục địa Âu - Á rộng lớn qua sáng kiến thương mại “Một vành đai, một con đường”. Một gọng kìm khác là phá vỡ vòng kiểm toả của Mỹ với các căn cứ trên các đảo nhân tạo trên Biển Đông và dự án 200 tỷ USD xây dựng cảng Gwadar ở Pakistan. Ông McCoy cho rằng ông Duterte có nguy cơ hứng chịu một cuộc đảo chính quân sự nếu ông đổi chác sự ủng hộ của Trung Quốc để lặng thinh đối với việc Trung Quốc tăng cường quân sự trên Biển Đông bởi “có khả năng là nếu ông Duterte đi quá xa với Trung Quốc và nhường các vùng biển thuộc chủ quyền của Philippines thì sẽ gây ra làn sóng phản đối mang tính dân tộc trong số các quan chức quân sự Philippines, mà ông McCoy nhấn mạnh đã lâu nay có quan hệ mật thiết với các đối tác Mỹ và đó là mối đe doạ thực sự đối với ông Duterte. Thậm chí nếu không có đảo chính quân sự, ông McCoy cho rằng việc quay lưng với phán quyết của Toà có thể làm Philippines đứng trước nguy cơ mất đi 1/3 lãnh thổ trên biển vốn rất giầu có về tài nguyên và dấu khí, mà chỉ đổi lại là những khoản vay ưu đãi từ Trung Quốc nhưng vẫn phải trả.

Trong liên minh với Trung Quốc và Nga, ông Duterte đang sử dụng vốn liếng chính trị để làm điều mà không có nhà lãnh đạo Philippines trước đó đã làm, nhưng ông Duterte cần lưu ý một nhân tố là sự nghi ngờ của người Philipinnes với Trung Quốc rất cao khi chỉ có 38% tin cậy, và 76% người Philippines tin cậy vào Mỹ, và 84% người Philippines cho rằng chính phủ Philippines phải khẳng định chủ quyền với Biển Đông như theo phán quyết của Toà trọng tài.

Theo “South China Morning Post

Vũ Hiền (gt)