Thời cơ để Ấn Độ xác lập vị thế trên trường quốc tế đã đến. Mỹ cần bước đến và đón nhận sự xuất hiện này, thay vì chỉ biết đứng chờ đợi. Mỹ cần phải làm tốt hơn phần việc bình thường hóa thực tế Ấn Độ trỗi dậy và nhấn mạnh tầm quan trọng của quốc gia Nam Á này đối với lợi ích quốc gia của Mỹ và của thế giới, như cách Washington làm với nhiều đối tác châu Âu thân cận khác.
Trong 20 năm qua, Bắc Kinh đã gặt hái được một số thành công trong việc thay đổi hiện trạng khu vực bằng chính sách láng giềng tốt. Nhưng rắc rối trong vấn đề Biển Đông dường như lại ngăn cản quá trình thực hiện những tham vọng của chủ nghĩa xét lại đối với khu vực trong những thập kỷ tới.
Khi Tổng thống Mỹ tới thăm Trung Quốc, Trung Quốc sẽ dành cho ông những nghi lễ nhằm thể hiện sự hiếu khách và ưu ái đối với nhà lãnh đạo của cường quốc số 1 thế giới, nhưng bên cạnh đó cũng là nhằm ngầm đe dọa vị khách của mình.
Cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM Plus) nên tiến hành một cuộc diễn tập đa phương để thử nghiệm và minh họa Bộ Quy tắc Ứng xử về CUES trên Biển Đông. Thông qua cơ chế ADMM Plus, hợp tác an ninh đa phương đã tiến triển xa hơn bất kỳ lĩnh vực hợp tác nào.
Liệu Trung Quốc có sắp sửa thay Mỹ trở thành cường quốc số 1 ở châu Á-Thái Bình Dương? Để tìm câu trả lời, châu Á đang chờ đợi Tổng thống Mỹ Donald Trump trong chuyến công du 10 ngày tới châu Á.
Nhiều bức ảnh chụp từ vệ tinh gần đây cho thấy Trung Quốc đang âm thầm tiếp tục các hoạt động xây dựng và cải tạo trên Biển Đông, và nhiều khả năng sẽ sớm có những biện pháp khẳng định chủ quyền mạnh mẽ hơn.
Phó Thủ tướng Úc Julie Bishop đã đánh tín hiệu về việc Canberra có thể khôi phục lại "kế hoạch nhạy cảm": hợp tác an ninh và ngoại giao với Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản đồng thời coi đó là một chiến lược cần thiết để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Cạnh tranh quyền lực Mỹ-Trung ở châu Á là điểm then chốt để xác định Campuchia có là chiến trường của cuộc chiến mới hay không. Quyền lực Mỹ dưới thời Donald Trump đang suy giảm, trong khi Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình đang gia tăng ảnh hưởng.
Theo một bản đồ Trung Quốc gửi lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa năm 2009, “đường 9 đoạn” có “độ dày” tới 20km. Trung Quốc đã biểu thị một đường ranh giới đủ rõ ràng để các nước khác phải chú ý nhưng cũng đủ mập mờ để đàm phán về quyền kiểm soát thực sự.
Nhà Trắng đang chuẩn bị cho một sự thay đổi chính sách khác mà gần như không được nhiều người chú ý, chính quyền Trump sẽ sớm áp dụng chiến lược “sắc nhọn” hơn với các hành vi gian lận thương mại và tìm cách chiếm công nghệ Mỹ của Trung Quốc.