Lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu (ảnh minh họa).

Tổng thống Mã Anh Cửu gần đây lại bị học giả nước ngoài phê phán. Lần này là chuyên gia nghiên cứu Đài Loan trường Đại học Monash của Australia Joel Atkinson viết bài và gửi đăng trên tờ Jakarta Post. Bài báo nói về vấn đề Biển Đông đã trở thành tiêu điểm của quốc tế gần đây, phê phán chính quyền Mã Anh Cửu gần như đứng ngoài cuộc, không dám đứng về bên nào. Tác giả cho rằng, Đài Loan liên tục làm chủ đảo Thái Bình và đảo Đông Sa, sự im lặng này được coi là củng cố cho chủ trương đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.

Đối với những tranh chấp liên tiếp tại Biển Đông, Đài Loan là đương sự, không phải người ngoài cuộc. Bởi vì, đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa là đảo Thái Bình thuộc sự quản hạt của Cao Hùng, phía Đài Loan có xây dựng sân bay trên đảo và còn xây dựng cả khu bảo tồn sinh sản rùa biển; trên đảo Đông Sa còn xây dựng công viên quốc gia quanh đảo, cách thành phố Cao Hùng 445 km. Trong tranh chấp quốc tế, nếu Đài Loan không lên tiếng, rất dễ bị Trung Quốc coi Đài Loan là một bộ phận của nó và cùng vì vậy mà đảo Thái Bình, đảo Đông Sa cũng nằm trong luận thuyết một phần chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc.

Đứng trên góc độ lợi ích quốc gia của Đài Loan, Đài Loan không cần phải “chọn bên đứng”, chỉ cần Đài Loan bày tỏ rõ ràng quan điểm lập trường của mình là đủ. Thế nhưng mỗi khi lục đục tại Biển Đông lại nổi lên, chính quyền Mã Anh Cửu từ đầu đến cuối luôn im lặng, đây chính là việc tự gạt mình ra ngoài, không chỉ không có tầm cao và tầm nhìn chiến lược mà còn làm mất đi cơ hội đối thoại quốc tế tuyệt vời. Chính quyền Mã Anh Cửu nhát gan, nhu nhược, do sợ hãi Cộng hoà nhân dân Trung Hoa nên đã tự gạt bỏ từ suy ngĩ đến hành động của mình, lợi ích quốc gia từ đó cũng bị mất đi.

  Theo Tự do thời báo ngày 7/6