Trong bài viết “China can deploy 5L troops on India border” cho thấy Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc hiện có khả năng triển khai 34 sư đoàn dọc Tuyến kiểm soát thực tế trong một tháng, khi có mối nguy cơ đe dọa cao từ Ấn Độ.
Tờ "Ngôi sao Philíppin" dẫn lời phó phát ngôn của Phủ Tổng thống, bà Abigail Valte “Palace: Reed Bank part of Philppine territory ” “Xin đừng nhầm lẫn Reed Bank thuộc Trường Sa vì nó cách rất xa và đó là một sự khác biệt lớn”.
Giáo sư quan hệ quốc tế Đại học Georgia Tech, John W. Garver có bài “Is China Playing a Dual Game in Iran?” đăng trên trang Washington Quarterly, số 1/2011 phân tích về chính sách kép của Bắc Kinh đối với các chương trình hạt nhân của Iran.
Theo nhận xét trong bài viết “Pakistan turns to China for naval base” đăng trên Financial Times, Pakixtan đã quay sang Trung Quốc với lời đề nghị xây dựng một căn cứ hải quân tại cảng Gwadar. Đây là hồi chuông "cảnh báo" không chỉ cho Mỹ mà cả cho Ấn Độ.
Tin “Indonesia, China plan coordinated sea patrols” đăng trên trang Jakarta Post ngày 23/ 5 cho hay cơ chế đối thoại trực tiếp giữa hải quân Indonesia – Trung Quốc sẽ góp phần tăng cường quan hệ hợp tác song phương giữa hai quân chủng, đồng thời giúp tăng cường hợp tác bảo đảm an ninh tại khu vực Biển Đông.
Bài viết “Đường đứt đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông ra đời như thế nào” của Lý Kim Minh đăng trên Tạp chí “Tri thức thế giới” số ra 9/ 2011 trình bày quá trình ra đời của đường đứt quãng 9 đoạn, qua đó chứng minh chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các đảo cùng các quần đảo khác ở Biển Đông là có căn cứ pháp lý mang tính lịch sử.
“Thực tế cho thấy mọi cam kết quốc tế mà có sự tham gia của Trung Quốc đều không thể trở thành hiện thực nếu thiếu “sự hợp tác” thiện chí của Bắc Kinh.” “China’s role in tripartite agreement” đăng trên Nhật báo “DongA” (Hàn Quốc) số ra ngày 23/5.
Bài viết của Phạm Hoàng Quân, nhà nghiên cứu độc lập trình bày tổng quan về tình hình nghiên cứu cũng như sự liên đới của chủ đề địa danh với các lĩnh vực nghiên cứu / hoạt động khác trong các công trình nghiên cứu địa danh vùng Biển Đông của học giả Trung Quốc, từ đó góp phần trong việc so sánh, đối chiếu địa danh Trung Quốc và Việt Nam trên các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trang Global times ngày 24/ 5 đưa tin “Mega oil rig changes game”. Theo đó, giàn khoan nước sâu với vốn đầu tư 922,37 triệu USD này là một dấu mốc quan trọng, mang tính chiến lược giúp Trung Quốc tăng cường sự hiện diện ở vùng biển phía Nam Biển Đông rộng lớn có nhiều tài nguyên chưa được khai thác.
Chuyến thăm Mỹ vừa qua của Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) Trần Bỉnh Đức được dư luận quốc tế nói chung đánh giá là một bước tiến rất lớn trong quan hệ quân sự Trung - Mỹ. Tuy nhiên, mạng “Đa chiều” Hồng Công ngày 24/ 5 dẫn lời một số chuyên gia cho rằng đối thoại quân sự Trung - Mỹ khó có thể nói là đi vào giai đoạn thực chất.