Mạng Global times vừa đăng bài viết của Giáo sư Hàn Húc Đông thuộc trường Đại học Quốc phòng Trung Quốc phân tích về những thời cơ cũng như thách thức của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) hiện nay, trong đó khẳng định PLA tới đây cần tích cực tham gia các hoạt động quân sự quốc tế.
Công hàm của Phi-líp-pin phản đối Đường lưỡi bò và công hàm phản hồi của Trung Quốc gửi Liên Hiệp Quốc trong tháng 4 năm 2011 liên quan đến Biển Đông đã thu hút sự quan tâm và chú ý của dư luận. NCBĐ mời các chuyên gia trong vấn đề Biển Đông tham gia tranh luận trực tuyến về cuộc chiến pháp lý mới này.
Mặc dù rất không muốn nhưng sau khi cân nhắc, tôi (Dương Danh Dy – BBT) thấy cần dịch một phần bài viết được đăng trên mạng chính thức của Trung Quốc với tên gọi: “Tin tham khảo nội bộ cho thấy: nguyên nhân căn bản khiến Trung Quốc chần chừ không sử dụng vũ lực với Việt Nam” để bạn đọc Việt Nam, thấy rõ thêm phần nào bộ mặt thực của người láng giềng chưa bao giờ là “4 tốt” như có một số người...
Tổng hợp tin tức về chuyến thăm của Tổng tham mưu trưởng PLA – chuyến thăm đầu tiên của một Tổng tham mưa trưởng của Trung Quốc tới Mỹ trong vòng 7 năm qua trên tờ Nhật báo Trung Quốc ngày 16/5.
Tạp chí trực tuyến "World Politics Review" ngày 16/5 đăng bài phân tích của Yogesh Joshi, nhà phân tích thời sự của trường Đại học Jawaharlal Nehru (Ấn Độ) trong đó đặt vấn đề " Will India Continue to Rise Peacefully? "
Ngày 11/5, trang Thông tin của Chính quyền Thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã đăng “Thông báo về phương án công tác quản lý mùa nghỉ đánh bắt cá ở Khu vực Biển Đông năm 2011” từ 12 giờ ngày 16/5 đến 12 giờ ngày 1/8, phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam. Lý do mà Trung Quốc đưa ra để biện hộ cho lệnh cấm này là để bảo vệ trữ lượng cá tại khu vực kinh tế đặc quyền của Trung Quốc...
Một thời gian dài trong Chiến tranh Lạnh, hải quân Trung Quốc không là gì nhiều hơn một lực lượng tuần duyên tỉ mỉ. Ngày này, sự phân chia rõ ràng hơn đang diễn ra vì hải quân Trung Quốc nhấn mạnh chiến tranh tập trung vào công nghệ.
Bài viết của PGS. Li Ming Jiang, Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công Nghệ Nanyang, Xin-ga-po, nêu lên quan điểm của Trung Quốc đối với tầm quan trọng của Biển Đông. Sau đó, bài viết đánh giá những thay đổi trong chính sách của Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông trong thập niên vừa qua
Trong thập niên vừa qua, Trung Quốc đã có những thái độ mạnh mẽ hơn đối với các vấn đề tranh chấp trong vấn đề Biển Đông nhằm bảo vệ lợi ích của mình. Mặc dù vậy, tâm lý phổ biến trong các nhà hoạch định chính sách và thành phần trí thức ở Trung Quốc là vẫn ủng hộ cách tiếp cận hợp tác đối với tranh chấp. Đây là 2 xu hướng đang diễn ra tại quốc gia này.
Trả lời câu hỏi tại sao Phi-líp-pin lại lên tiếng vào thời điểm này và với công hàm này, tiến trình giải quyết hòa bình các tranh chấp tại Biển Đông liệu sẽ được thúc đẩy hay không, PGS. Nguyễn Hồng Thao đã có bài bình luận toàn diện và chi tiết.