Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói tại một cuộc họp báo là “Chúng tôi đã thảo luận sâu với phía Việt Nam về vấn đề Biển Đông trong chuyến thăm của đặc phái viên, hai bên đã nhất trí giải quyết tranh chấp thông qua hiệp thương hữu nghị và tránh có những hành động làm nghiêm trọng hoặc phức tạp tình hình. Trong chuyến thăm tuần trước, Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn cũng đã có cuộc gặp với Ủy Viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc và hội đàm với Thứ trưởng Ngoại Giao Trương Chí Quân. Theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại Giao về cuộc gặp giữa ông Đới Bỉnh Quốc và ông Hồ Xuân Sơn, hai bên đã nhất trí đẩy nhanh hiệp thương về một thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản giải quyết trực tiếp các tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam, cam kết cố gắng sớm ký được thỏa thuận đó.

Sau đó, theo TTXViệt Nam, Thứ trưởng NG Hồ Xuân Sơn đã giải thích với báo chí Việt Nam 3 điểm chính của chuyến thăm. Ông nói Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc nhưng đồng thời khẳng định rõ lập trường của Việt Nam đối với vấn đề Biển Đông, nhấn mạnh Việt Nam chủ trương duy trì hòa bình ổn định trên Biển Đông: “Đề nghị hai bên thực hiện nghiêm túc thỏa thuận của cấp cao hai nước, không có những việc làm gây phức tạp thêm tình hình, không để vấn đề Biển Đông ảnh hưởng đến quan hệ hai nước”. Ông giải thích “Nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước đã được ghi nhận trong các Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc nhân các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước, gần đây nhất là Tuyên bố chung tháng 10/2008 nhân dịp TTg CP Nguyễn Tấn Dũng thăm Trung Quốc”. Ông nói “Những vấn đề chỉ liên quan đến Việt Nam - Trung Quốc thì giải quyết song phương, những vấn đề liên quan đến các bên khác thì phải bàn bạc giữa các bên liên quan khác”. Ông cho biết phía Việt Nam cũng “nêu một số kiến nghị cụ thể về việc thúc đẩy quan hệ hai nước trong thời gian tới, như việc duy trì tiếp xúc cấp cao, tổ chức phiên họp lần thứ 5 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc tại Hà Nội”. “Hai bên đồng ý, với nguyên tắc dễ trước khó sau, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực như nghiên cứu khoa học hải dương, bảo vệ môi trường, dự báo khí tượng thủy văn, thăm dò khai thác dầu khí, tìm kiếm cứu hộ trên biển, tàu hải quân đi thăm lẫn nhau, xây dựng cơ chế trao đổi thông tin trực tiếp giữa quân đội hai nước”.

Bình luận với BBC, một chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề khu vực, Tiến sỹ Jonathan London từ Đại học Hong Kong: “Tôi có thể hiểu được tại sao lại có quan ngại này. Quan hệ lịch sử Việt Nam - Trung Quốc trong 50 năm vừa qua hết sức nhạy cảm”. Tiến sỹ Jonathan London cho rằng cần chờ đợi một vài tháng tới, để xem diễn biến sẽ như thế nào, cũng như hoạt động của các nước khác trong đó có Mỹ. Sau đó chúng ta mới có khả năng đánh giá. Theo đánh giá của Tiến sỹ Jonathan London, nếu chỉ dựa vào các thông tin trên, khó có thể nói đã có đột phá gì trong vấn đề Biển Đông. Theo ông, Trung Quốc "chưa có gì thay đổi về việc làm" và các hành vi của Trung Quốc vẫn tỏ ra "chưa tôn trọng chủ quyền của Việt Nam".

Đối với giới quan sát, lời thúc giục của Bắc Kinh là một hành động gây sức ép mới, đặc biệt trong bối cảnh chính quyền Việt Nam đã có những dấu hiệu bị coi là nhún nhường, cho dù đã liên tiếp bị Trung Quốc bức bách ngay tại vùng biển vốn thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình trong thời gian gần đây. Một trong những điểm mà Trung Quốc muốn Việt Nam thực hiện là đẩy mạnh các cuộc đàm phán song phương với họ để giải quyết tranh chấp, một điều mà bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh trong những ngày qua không ngừng nêu bật khi cực lực chỉ trích ý định của Mỹ muốn can dự vào hồ sơ Biển Đông.

Câu hỏi mà giới quan sát đặt ra là áp lực của Trung Quốc lúc này liệu có hữu hiệu hay không, khi mà trong thời gian gần đây, Bắc Kinh đã nhiều lần tuyên bố thiện chí, nhưng ngay sau đó lại có những hành động hù dọa Hà Nội. Tham vọng của Bắc Kinh trước sau như một. Ngày 28/6, THX đã lại nêu bật rằng Bắc Kinh có chủ quyền không thể tranh cãi trên các đảo ở Biển Đông và những vùng biển xung qua

NCBĐ Tổng hợp