Ông Sergei Galichenko, Phó Giám đốc của Hãng đóng tàu "Almaz" St Petersburg cho biết: “Đây là loại tàu được tín nhiệm. Tương tự các sản phẩm cung cấp cho Cơ quan biên phòng Nga. Lực lượng biên phòng Nga rất hài lòng với những "Con đom đóm". Các tàu tốc độ hệ này đã phục vụ tuần tra trong gần ba chục năm nay và lực lượng biên phòng Nga vẫn tiếp tục đặt mua chúng. Tất nhiên, sản phẩm liên tục được hiện đại hóa cùng các đơn đặt hàng”.

Tàu tuần tra “Con đom đóm” có độ rẽ nước 375 tấn, chiều dài 50 mét, tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ, tầm họat động 2.200 dặm. Tàu có khả năng bơi độc lập trong 30 ngày.

Lực lượng hải quân Việt Nam cũng đã làm quen với tính năng họat động cao và điều kiện sinh họat dành cho phi hành đoàn 40 người của tầu “Con đom đóm”. Đây không phải là những tầu tuần tra đầu tiên thuộc hệ này ở Việt Nam.

Ông Sergei Galichenko tiếp tục cho biết: “Chúng tôi đã đóng hai tầu tuần tra đầu tiên cho Việt Nam năm 2002. Chúng hiện có mặt trong thành phần Lực lượng Hải quân VN, được triển khai ở vùng biển phía Bắc của đất nước. Và thực tế Việt Nam đặt mua của Nga thêm 4 tầu như vậy là sự đánh giá tốt nhất về “Con đom đóm”.

Hợp đồng mới đã ký kết vào cuối năm 2008, công việc thực hiện được bắt đầu ngay trong năm sau. Hai chiếc “Con đom đóm” được đóng tại St Petersburg, hai chiếc khác ở Vladivostok. Hiện tại công việc đã hoàn thành ở cả hai địa điểm và các tàu được hạ thủy. Theo như nguyện vọng của bên đặt hàng, mỗi “Con đom đóm” được trang bị súng 70 mm ở mũi tàu và súng 30 mm ở đuôi tàu.

Hiện nay đang tiến hành thử nghiệm neo các con tàu mới bên bến đỗ, sau đó là thử nghiệm chạy và công tác giao nhận. Thông thường quá trình đòi hỏi 2-3 tháng. Với đầy đủ trang bị lắp ráp, các "Con đom đóm" sẽ được đưa lên tàu vận tải chở tới Việt Nam. Tới mùa thu, những chiến hạm tuần tra biên giới hệ "Con đom đóm" sẽ bắt đầu tham gia bảo vệ vùng lãnh hải của Việt Nam, tham gia bổ sung cho Lực lượng hải quân nước Cộng hòa, bên cạnh những khu trục hạm "Gepard" và tàu tên lửa "Tia chớp" đã được Nga cũng cấp trước đó. Chẳng bao lâu nữa, Nga cũng sẽ bàn giao cho phía Việt Nam sáu tàu ngầm.

Như phía Việt Nam đã tuyên bố, tất cả các thiết bị mới sẽ được sử dụng chuyên vào mục đích phòng thủ. Rõ ràng là trong bối cảnh gia tăng các tình tiết căng thẳng hiện tại xung quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, họat động tăng cường Lực lượng Hải quân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam.

Thêm một sự kiện nữa của sự hợp tác Nga và Việt Nam trong lĩnh vực quân sự. Nga đã vận chuyển tới Việt Nam lô đầu tiên các máy bay tiêm kích Su-30 MK2. Vào thời điểm này, tại Việt Nam đã bắt đầu công việc lắp ráp các phi cơ mới. Trong những năm gần đây, với hai hợp đồng Việt Nam đã đặt mua của Nga 20 máy bay tiêm kích Su-30 MK2.

Theo Đài tiếng nói nước Nga