Các nước mới trỗi dậy nối bước các cường quốc phương Tây trong việc mua vũ khí, đó là nhận định của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Xtốckhôm trong bản báo cáo thường niên công bố ngày 7/6. Về chủ đề này, tờ báo Pháp "La Croix" có tựa đề lớn trên trang nhất: “Châu Á tái khởi động chạy đua vũ trang”. Theo đó, Châu Á đang tăng cường trang bị vũ khí. Năm 2010, châu lục này đã nhập vũ khí với số lượng...
Chuyên mục bình luận “Asia minus one” ngày 7/6 của báo “Bưu điện Hoa Nam buổi sáng” cho rằng đang hình thành một nhóm ở châu Á gọi tắt là “GAPAC” (những sức mạnh châu Á xung quanh Trung Quốc). Đây không phải là một tổ chức chính thức nhưng là một tập hợp đang âm thầm kháng cự lại Bắc Kinh.
Tự do thời báo đăng xã luận nhan đề: “Đài Loan không thể tự gạt mình ra khỏi tranh chấp chủ quyền Biển Đông”, nội dung chính là Đài Loan nên bày tỏ quan điểm lập trường rõ ràng trong các vấn đề ở Biển Đông, để nâng cao vị thế và tiếng nói của mình trong tranh chấp Biển Đông nói riêng và trong mắt cộng đồng quốc tế nói chung.
Sự kiện biểu tình chống chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hôm 5/6 để lại dư âm mạnh mẽ trong dư luận. Hàng trăm người đã xuống đường tuần hành một cách hòa bình để phản đối việc Trung Quốc gây hấn và phá hoại thiết bị tàu thăm dò dầu khí Bình Minh 02 ngay trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam.
Báo “Bưu điện Hoa Nam buổi sáng” ngày 9/6 “China charts course to project marine power” cho biết Trung Quốc kỷ niệm “Ngày Đại dương thế giới” 8/6 bằng việc khẳng định tham vọng trở thành một siêu cường hàng hải cũng như tuyên bố sẽ đẩy mạnh kiểm soát các vùng biển, trong đó có cả những khu vực tranh chấp ở biển Đông và Hoa Đông.
Trả lời phỏng vấn của nhật báo tiếng Trung "Thương mại Hồng Công" số ra ngày 7/6, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc, Tướng Trần Bính Đức cho biết hàng không mẫu hạm dài 300 mét, mua lại của Ucraina, đang được tu sửa nhưng chưa hoàn tất. Đây là lần đầu tiên một quan chức cao cấp Trung Quốc thừa nhận Bắc Kinh đang đóng một tàu sân bay.
Ngay sau sự kiện Bình Minh 02 không lâu, Vụ Viking II vừa qua đã cho thấy rõ mưu đồ của Trung Quốc đối với yêu sách "Đường lưỡi bò". Sau đây là tin tổng hợp từ các kênh truyền thông quốc tế xung quanh những hành động này của Trung Quốc.
Ngày 9/6 tờ Jakata Post China "agrees" to immediate peace in South China Sea. Trước các đại biểu tham dự phiên họp ARF trù bị tại Surabaya, Indonesia ngày 8/6, Trung Quốc và 4 nước ASEAN có tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông cam kết duy trì hòa bình tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Phần lớn các thành viên của ARF cũng thúc giục phải thực hiện ngay lập tức Tuyên bố ứng xử của các bên tại biển Đông...
Theo "Bình luận Trung Quốc" (Hồng kông), việc 12 tàu chiến Trung Quốc xuyên qua vùng biển gần Okinawa của Nhật Bản đã khiến các nước xung quanh - đặc biệt là Nhật Bản - phải cảnh giác. Tuy nhiên, một quan chức cao cấp thuộc lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản nói rằng không cần phải lo lắng về việc này vì có dấu hiệu cho thấy mục tiêu của đội tàu viễn dương của Trung Quốc không phải là biển Nhật...
Tờ "Thời báo Thương mại Quốc tế" (Mỹ) “Sino-Vietnamese tensions boil over South China Sea” ngày 10/6 cho rằng do đang rất cần các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho nền kinh tế đang phát triển mạnh của mình, Trung Quốc sẽ không bỏ qua khu vực Biển Đông, nơi có trữ lượng dầu khí khổng lồ.