Việc một thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc vẫn chưa hoàn toàn thành hình cùng với việc Tổng Thống Mỹ Obama tái đắc cử tạo cơ hội cho sự thay đổi trong quan hệ Trung - Mỹ. Cả hai quốc gia đều nhận ra rằng quan hệ song phương cần có một mối liên kết mới.
Ông Tập Cận Bình - nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc - đã không mất nhiều thời gian để tạo dấu ấn riêng cho chính mình kể từ khi được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Đại hội lần thứ 18 hồi tháng trước.
Tuy kinh tế đang gặp nhiều khó khăn nhưng những thách thức về an ninh, quốc phòng buộc Nhật phải tiếp tục đổ tiền của vào mua sắm vũ khí, nhất là trong bối cảnh tình hình Đông Bắc Á tiềm ẩn nhiều bất ổn.
Trong nhiều tháng qua, mặc dù Nga đã gây lo lắng cho Nhật Bản khi quyết tâm khẳng định chủ quyền đối với quần đảo tranh chấp mà Nga gọi là Nam Kurin còn Nhật Bản gọi là vùng lãnh thổ Phương Bắc, và thậm chí đã tăng cường sức mạnh quân sự tại khu vực, song Mátxcơva và Tôkyô đã bắt đầu tiến trình khôi phục lại mối quan hệ hữu nghị song phương.
“ASEAN+Nhật Bản” là một thành phần quan trọng trong cơ chế hợp tác “ASEAN+1”, có tác động trực tiếp đến “ASEAN+3” và việc thúc đẩy hợp tác Đông Á. Trong quá trình phát triển, “ASEAN+Nhật Bản” đã thể hiện quỹ đạo phát triển, đặc điểm và vai trò của riêng mình.
Cuộc tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku giữa Trung Quốc và Nhật Bản trên Biển Hoa Đông giờ đây đã vượt lên trên câu chuyện tự hào dân tộc khi mà việc sở hữu quần đảo này đồng nghĩa với việc có quyền tiếp cận đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào quanh vùng biển đó.
Trong bối cảnh Trung Quốc đang có những tranh chấp lãnh hải căng thẳng với các nước láng giềng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, tân Chủ tịch Quân uỷ TƯ Tập Cận Bình đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các cuộc tập trận của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) và khả năng sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ của PLA trong những tình huống phức tạp.
Với việc ông Hồ Cẩm Đào chuyển giao ngay chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương và chỉ đưa được một người do ông bảo trợ vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị khóa mới, nhiều nhà quan sát cho rằng ông Giang Trạch Dân đã thắng áp đảo ông Hồ Cẩm Đào tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18.
Bắc Kinh đã phản ứng gay gắt một dự luật sửa đổi của Quốc hội Mỹ, trong đó tái khẳng định Mỹ sẽ hỗ trợ quân sự Nhật Bản trong cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku hiện do Tôkiô quản lý.
-(VNN 13/12) ASEAN nối dài vòng cung an ninh: Một Nhật Bản hùng mạnh hơn có thể là đối trọng trước các động thái bành trướng của Trung Quốc; Mối bất an mang tên tham vọng Trung Hoa -(Gd 13/12) Trung Quốc sợ “đối đầu hạt nhân toàn diện” với Mỹ: Theo các chuyên gia Mỹ, Bắc Kinh sẽ duy trì một lực lượng tàu ngầm hạt nhân có "khả năng răn đe tối thiểu", tránh đối đầu hạt nhân toàn diện với Mỹ; Indonesia...