-(TT 13/12) Trung Quốc “bòn rút” tài nguyên Philippines: Tài nguyên thiên nhiên của Philippines đang bị khai thác cạn kiệt. Đối tượng hưởng lợi không phải người dân nước này mà lại là các công ty đến từ Trung Quốc; (VNplus 13/12) Lo ngại khi Trung Quốc thâu tóm tài sản nước ngoài

-(TP 13/12) Tranh chấp Biển Đông: ASEAN cần một tiếng nói chung: Trung Quốc liên tục thực hiện mưu đồ bành trướng, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh hải Việt Nam và các nước khu vực biển Đông, vi phạm luật pháp quốc tế; (GD 13/12) Tập Cận Bình thị sát đại quân khu Quảng Châu, hạm đội Nam Hả

-(Petrotimes 13/12) Ngoại trưởng Ấn Ðộ: Phải chấp nhận hàng xóm Trung Quốc: Ngoại trưởng Ấn Ðộ, Salman Khurshid cho hay New Delhi phải chấp nhận sự gia tăng hiện diện của Trung Quốc trong sân nhà của mình trong lúc Bắc Kinh gia tăng các nỗ lực đầu tư và ngoại giao ở vùng Ðông Á; (Ld 13/12) Biển Đông là không gian sinh tồn của Việt Nam

-(TN 13/12) Quân đội Mỹ tăng cường hiện diện tại Philippines: Đó là thỏa thuận mà hai bên vừa đạt được trong cuộc đối thoại chiến lược song phương vào ngày 12.12 tại Manila; (Sggp 13/12) Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục là một thành viên có trách nhiệm của công ước

-(Pltp 13/12) Tính đa cực ở biển Đông và tầm quan trọng của COC: Tranh chấp ở biển Đông ngày càng mang tính đa cực khi Tư lệnh hải quân Ấn Độ D.K. Joshi tuyên bố Ấn Độ sẵn sàng bảo vệ lợi ích dầu khí ở biển Đông; UNCLOS bẻ gãy luận điệu của Trung Quốc

-(Sgtt 12/12) Thế chết của các căn cứ Mỹ ở đông Thái Bình Dương: Trận tấn công Trân Châu cảng còn âm vang. Nhưng khả năng thực sự của các căn cứ Mỹ ở đông Thái Bình Dương một lần nữa có thể tổn thương do bị đột công đã ít được công khai hoặc tranh luận; (VOA 12/12) Trung Quốc đòi chủ quyền Biển Ðông: Thách thức lớn cho ASEAN, thế giới

-(TN 12/12) Nhật trước đòi hỏi tăng cường quân sự toàn diện: Trong bối cảnh an ninh khu vực ngày càng phức tạp cùng các thay đổi trong nước, khả năng Nhật tự “cởi trói” về quân sự ngày càng hiển hiện; (Pltp 12/12) UNCLOS là nền tảng cho an ninh

-(Petrotimes 12/12) Philippines vẫn “trông cậy” Mỹ ở Biển Đông?: Manila muốn nghe thấy một sự cam kết chắc chắn từ phía đồng minh Hoa Kỳ về vai trò lâu dài của Washington trong việc duy trì hòa bình, ổn định cho khu vực cũng như trên Biển Đông; Vì sao cuộc họp 4 bên giải quyết tranh chấp Biển Đông bị hoãn?

-(DT 12/12) Trung Quốc đưa tàu Ngư chính lớn nhất vào hoạt động: Trung Quốc đã chính thức đưa tàu Ngư chính 206 tải trọng 5.800 tấn vào hoạt động, đánh dấu sự tăng cường đáng kể năng lực ngư chính của nước này; (Pltp 12/12) Philippines-Mỹ đối thoại chiến lược lần ba

-(VOV 12/12) Hội thảo bàn về chủ quyền quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa: Những bằng chứng cứ khoa học được trình bày tại hội thảo tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa; (TN 12/12) "Hoàn Cầu thời báo" lại vu cáo Việt Nam

-(Gd 12/12) Trung Quốc biên chế tàu ngư chính lớp 5.800 đua sức với Nhật Bản: Trung Quốc vừa biên chế tàu Ngư chính-206 mới, cỡ lớn để đòi hỏi chủ quyền ở biển Hoa Đông, có tiền thân là tàu của Hải quân Trung Quốc; (Vnmedia 12/12) Biển Đông: Mỹ sẽ đưa quân vào giúp Philippines?

-(Vnplus 12/12) Ba tàu hải giám Trung Quốc vào vùng biển Nhật Bản: Đây là lần thứ 16 tàu Trung Quốc đi vào cùng biển này kể từ khi Chính phủ Nhật Bản hồi tháng 9 mua ba hòn đảo thuộc quần đảo do Tokyo kiểm soát; VN quan tâm duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông

-(Nld 11/12) Đại dương bị đe dọa: Thiếu một khung pháp lý toàn cầu dẫn tới đe dọa xung đột hàng hải cũng như khai thác tài nguyên đại dương vô nguyên tắc; (Vnexpress 11/12) Trung Quốc kêu gọi lòng tin trên Biển Đông

-(Gd 11/12) Hải giám Trung Quốc lại xông vào khu vực Senkaku: Nhật Bản đã gửi bản kháng nghị đối với phía Trung Quốc về việc 2 tàu Hải giám nước này bất chấp mọi cảnh báo đã tìm mọi cách xông vào khu vực nhóm đảo Senkaku; (TT 11/12) Công ước Luật biển 1982 - thành tựu của luật pháp quốc tế 

-(RFI 11/12) Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ công du Philippines, Manila muốn Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự: Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell sẽ ghé thăm ba nước Philippines, Malaysia và New Zealand trong hơn một tuần lễ; Giấc mơ Trung Hoa của Tập Cận Bình

-(TP 12/12) Biển Đông bên bờ vực ‘ngoại giao chiến hạm’: Những chính sách phi lý gần đây của cả chính quyền T.Ư và địa phương Trung Quốc đang đưa Biển Đông tới bờ vực “ngoại giao chiến hạm” (gunboat diplomacy) và có thể châm ngòi cho xung đột cục bộ; Báo Hong Kong: Chính sách của TQ ở Biển Đông là phi lý

-(Gd 11/12) Philstar: Kiểm tra tàu qua Biển Đông, TQ đang thách thức cả thế giới: Điều sỉ nhục đối với phần còn lại của thế giới này chính là sự tùy tiện của Trung Quốc trong cái gọi là "thực thi chủ quyền ở Biển Đông"; (Vnexpress 11/12) Trung Quốc xây dựng trái phép tại Hoàng Sa

-(VOV 11/12) Tàu Trung Quốc lại vào vùng tranh chấp trên biển Hoa Đông: Theo Đài truyền hình NHK, tàu công vụ của Trung Quốc đã tiến hành tuần tra tại vùng biển nêu trên vào khoảng 12h15’; (VNN 11/12) Ngoại trưởng Indonesia lên tiếng về Biển Đông

-(Gd 11/12) Philippines sẽ kéo tàu Mỹ vào Biển Đông giải lệnh cấm phi pháp của TQ: Tàu chiến của Mỹ và các nước khác sẽ tăng cường diễn tập, tập trận hoặc huấn luyện trên Biển Đông nhằm phá vỡ một lệnh cấm phi pháp của Trung Quốc; (Vnmedia 11/12) Dùng quyền thụ đắc lãnh thổ để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông

-(Petrotimes 11/12) Trung Quốc nói gì sau quyết định hoãn họp 4 bên về Biển Đông?: Theo Tân hoa xã, Trung Quốc ngày hôm qua (10/12) đã kêu gọi các bên liên quan ở Biển Đông nỗ lực hơn nữa để tăng cường hợp tác và tin tưởng lẫn nhau; (TN 11/12) Thời báo Hoàn cầu lại giở thói ngang ngược

-(Sgtt 11/12) Philippines muốn Nhật Bản làm đối trọng với Trung Quốc: Philippines ủng hộ Nhật Bản phát triển lực lượng quân sự và đóng vai trò đối trọng với Trung Quốc, người phát ngôn bộ Ngoại giao Philippines nói ngày 10.12; (Infonet 11/12) Mỹ tăng cường hiện diện quân sự tại Philippines

-(DT 11/12) Ngoại trưởng Indonesia: Cần đối thoại về vấn đề Biển Ðông: Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa kêu gọi các bên liên quan đẩy mạnh cơ chế đối thoại về các vấn đề ở Biển Đông và nhanh chóng phê chuẩn COC, cho rằng đây là việc làm quan trọng nhất hiện nay; (VNN 11/12) Để không kẹt giữa hai cường quốc

-(Gd 11/12) TQ muốn chạy đua vũ trang để làm sụp đổ nền kinh tế Nhật Bản?: Trung Quốc muốn vượt mặt Nhật Bản để đóng vai trò thống trị châu Á, nhưng rất khó khăn do Nhật Bản rất nhiều đồng minh và đối tác; (Antd 11/12) Tàu chiến Trung Quốc tuần tra Senkaku/Điếu Ngư

-(VNN 11/12) 30 năm Công ước Luật Biển: Luật Biển Việt Nam là một bằng chứng sống động thể hiện cam kết thực tế của Việt Nam đối với việc tôn trọng và thực thi các quy định của Công ước Luật biển 1982; Đại kế hoạch có chủ ý của Bắc Kinh

-(TT 11/12) Philippines ủng hộ Nhật đối trọng với Trung Quốc: Ngày 10-12, Chính phủ Philippines tuyên bố ủng hộ Nhật Bản tái vũ trang nhằm ngăn chặn nguy cơ gây xung đột từ Trung Quốc; (DT 11/12) 4 chiến hạm Trung Quốc tiến sát lãnh hải Nhật Bản

-(TN 11/12) Bắc Kinh tập trận bắn đạn thật ở biển Đông: Truyền thông Trung Quốc đưa tin quân đội nước này vừa tập trận trên biển Đông sau khi Bắc Kinh có nhiều động thái gây căng thẳng; (Petrotimes 11/12) Indonesia cảnh báo tình trạng “ăn miếng trả miếng” ở Biển Đông

-(VNN 11/12) Chính sách biển khó lường của TQ: Hãy thử hình dung nếu Hawaii của Mỹ thông qua đạo luật cho phép cảnh sát biển lên tàu và nắm giữ các tàu thuyền nước ngoài hoạt động ở phạm vi 1.000 km từ Honolulu; (VOA 10/12) Ngoại trưởng Indonesia: Cần đối thoại về vấn đề Biển Ðông

-(Bdv 10/12) Ảnh hưởng của sức mạnh trên biển đối với lịch sử: “Lịch sử của sức mạnh trên biển, chủ yếu - tuy không không phải hoàn toàn - là câu chuyện về sự cạnh tranh đầy bạo lực giữa các dân tộc, và đỉnh điểm của chúng thường là những cuộc chiến tranh; (Ddk 10/12) “Hiến pháp đại dương”- từ nhận thức đến thực thi 

-(BBC 10/12) TQ yêu cầu VN 'bảo vệ công dân': Trung Quốc vừa đưa ra yêu cầu phía Việt Nam đảm bảo an toàn cho người dân Trung Quốc và tôn trọng luật trên biển Đông trong cuộc họp báo ngày 10/12 tại Bắc Kinh; (RFI 10/12) Biển Đông : Người Việt phẫn nộ trước hành động thái quá của Trung Quốc

-(DT 11/12) Trung Quốc xây dựng trái phép trạm giám sát khí quyển trên Hoàng Sa: Mạng Xinhua ngày hôm qua đưa tin Trung Quốc đã chính thức khởi công xây dựng cái gọi là “Trạm giám sát tổng hợp khí quyển quốc gia Tây Sa” trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam; (Vnmedia 11/12) Sóng Biển Đông sau Đại hội Đảng Trung Quốc

-(Nld 10/12) Tàu chiến Trung Quốc lởn vởn ngoài lãnh hải Nhật Bản: Bốn tàu chiến Trung Quốc đã đi qua vùng biển tiếp giáp lãnh hải Nhật Bản vào sáng 10-12 và rời khu vực này sau hơn 5 giờ; (Vnplus 10/12) Quy định với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam

-(TN 10/12) Đội tàu hải quân Trung Quốc "tuần tra" Senkaku/Điếu Ngư: Một đội tàu hải quân Trung Quốc đã "tuần tra" vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật vào hôm 10.12; (Ddk 10/12) Hải Phòng: Bắt hàng trăm vụ vi phạm biên giới biển

-(VOV 10/12) Cảnh sát biển đã bảo vệ tốt các tuyến cáp quang: Vùng Cảnh sát biển 3 đã tiến hành cảnh báo, xua đuổi và yêu cầu 22 lượt tàu neo đậu gần và neo đậu trên tuyến cáp; (DT 10/12) Philippines ủng hộ Nhật vũ trang đối trọng với Trung Quốc

-(Petrotimes 10/12) 'Trung - Ấn có thể xung đột do lục soát tàu ở biển Đông': Trung Quốc tiếp tục đòi kiểm soát thực tế toàn bộ “đường lưỡi bò” hòng vơ vét tài nguyên ở biển Đông, có thể trực tiếp xung đột với Ấn Độ; (Bdv 10/12) Mỹ xây dựng quan hệ với Ấn Độ để kiềm chế Trung Quốc

-(Nld 10/12) Tấn công binh lính Hàn Quốc, ngư dân Trung Quốc bị bắt: Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hàn Quốc ngày 9-12 cho biết đã bắt giữ 24 ngư dân Trung Quốc vì đánh bắt cá trái phép tại khu vực đặc quyền kinh tế của Hàn Quốc ở vùng biển Hoàng Hải; (Infonet 10/12)Vì sao Trung Quốc không ‘đuổi’ được Nga khỏi Đông Nam Á?

-(Sgtt 10/12) Không gian ngày càng mở của cuộc chiến: Trung Quốc đang phát động một cuộc chiến tổng hợp chống lại Việt Nam. Không gian cuộc chiến ngày càng lan rộng ra các mặt trận pháp lý, truyền thông và tâm lý; (TP 10/12) Giải quyết hòa bình mọi tranh chấp trên biển

-(Pltp 10/12) Quy định xét tàu trái UNCLOS: Sự kiện Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) ban hành quy định cho phép cảnh sát biên phòng của tỉnh xét tàu thuyền nước ngoài ở biển Đông cho thấy Trung Quốc đang gia tăng thái độ hung hăng ở biển Đông; Trung Quốc không chứng tỏ thái độ hòa bình

-(Vnexpress 10/12) Biển Đông vẫn nóng sau đại hội 18 của Trung Quốc: Hy vọng về sự yên ả ở Biển Đông khi Trung Quốc có ban lãnh đạo mới đã biến mất, bởi nước này có một loạt hành động quyết đòi chủ quyền ở các vùng biển đảo của nước khác hoặc đang tranh chấp, kể từ sau đại hội đảng 18; (TN 10/12) Báo Hồng Kông chỉ trích hộ chiếu in đường lưỡi bò

-(Vnplus 10/12) Trung Quốc thử loại tên lửa bắn tới mọi vị trí ở Mỹ: Thời báo Hoàn cầu cho biết quân đội Trung Quốc đã phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong 31A hôm 30/11; (TT 10/12) Mưu đồ thiết lập "trật tự biển Đông"

-(Gd 10/12) Trung-Ấn có thể trực tiếp xung đột do TQ kiểm tra tàu ở biển Đông”: Trung Quốc tiếp tục đòi kiểm soát thực tế toàn bộ “đường lưỡi bò” hòng vơ vét tài nguyên ở biển Đông, có thể trực tiếp xung đột với Ấn Độ; (VNN 10/12) Vương quốc bí mật của Trung Hoa

-(Dân trí 10/12) Trung Quốc phóng thử thành công tên lửa Đông Phong 31A: Trung Quốc mới đây đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong 31A, tờ Thời báo Hoàn cầu của nước này cho biết; Không quân Trung Quốc tập trận quy mô lớn

-(Petrotimes 9/12) Trung Quốc lại hoạt động trái phép ở Hoàng Sa, Trường Sa: Cục Hải dương nhà nước Trung Quốc vừa ngang nhiên thông báo một trạm dự báo và giám sát môi trường biển đã được thành lập tại cái gọi là "thành phố Tam Sa"; (RFI 9/12) Canada đồng ý bán công ty dầu khí Nexen cho Trung Quốc