ASEM 9 tăng cường quan hệ đối tác Á-Âu; Trung Quốc củng cố cơ sở hạ tầng trên đảo Phú Lâm, xây dựng nhà máy lọc nước biển tại Hoàng Sa, bốn tỉnh miền Nam Trung Quốc tiến hành tuần tra chung trên biển; Việt-Trung hợp tác ở lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển; Philippines kêu gọi giải pháp quốc tế cho Biển Đông
Từ 19-21/11/2012 tại TP Hồ Chí Minh, Học viện Ngoại giao phối hợp với Hội Luật gia tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ tư với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”. Tải thông tin chi tiết tiếng Anh (Workshop Booklet), và tiếng Việt (bao gồm Chương trình Hội thảo, danh sách đại biểu, tóm tắt các tham luận). Các thông tin chính như sau:
Thủ tướng Úc Julia Gillard cho biết sẽ trao đổi với Ngoại trường Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Leon Panetta về những thỏa thuận an ninh chung giữa hai nước, trên nền tảng quan hệ quốc phòng, đối tác chiến lược, liên kết kinh tế chặt chẽ và có cùng cách nhìn nhận về các vấn đề thế giới.
Nhiều lãnh đạo và chuyên gia chính sách của Mỹ tin rằng nếu Mỹ tích cực thực hiện việc kiềm chế hay giới hạn Trung Quốc trỗi dậy, thì càng tạo ra mâu thuẫn vốn có thể tránh được với một chiến lược khôn ngoan và một cách đề cập hoà giải hơn.
Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào đã tuyên bố tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc rằng “sẽ kiên quyết bảo vệ quyền lợi biển quốc gia và xây dựng Trung Quốc thành một cường quốc biển”. Theo báo "Sankei", đây là tuyên bố rõ ràng về việc Trung Quốc sẽ tiếp tục đường lối chiếm lại quần đảo Senkaku, lãnh thổ cố hữu của Nhật Bản.
Quân đội Trung Quốc cũng đang tiến hành quá trình chuyển giao lãnh đạo của mình và đây là quá trình mà ít người được biết đến.
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 21 và các Hội nghị liên quan diễn ra tại Phnôm Pênh (Campuchia) trong những ngày tới sẽ là phép thử thực tế đối với ASEAN trong việc giải quyết tình trạng bất ổn khu vực, đặc biệt là các tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông.
Kể từ cuối năm ngoái, sau khi Tổng thống Barack Obama tuyên bố rằng trọng tâm chính sách ngoại giao, kinh tế và an ninh của Mỹ sẽ hướng tới khu vực châu Á, nhiều quốc gia châu Á - trong đó đặc biệt là Philíppin, Ôxtrâylia - đang chứng kiến sự trở lại ồ ạt của tàu chiến, máy bay và binh lính Mỹ.
Tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á vẫn đang diễn ra ngày càng căng thẳng. Hi vọng về vai trò dàn xếp của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong vấn đề này cho đến nay vẫn khá mờ nhạt do sự chia rẽ của các nước thành viên trước những biện pháp và các miềng mồi mà Trung Quốc đưa ra.
Quan điểm của Nga về cuộc tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư bộc lộ các mục tiêu và chiến thuật trong chính sách đối ngoại của nước này ở châu Á - khu vực đang trở thành một trong những ưu tiên của chính sách đối ngoại của Mátxcơva.