Bài viết “Trung Quốc sử dụng vũ lực giải quyết vấn đề Biển Đông, nước nào là đối tượng đầu tiên?” trên mạng “Quân sự Thiên Thiên” của Trung Quốc phân tích về sự lựa chọn đối thủ trong trường hợp Trung Quốc quyết định dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Trường Sa.
Nhà phân tích chuyên về Đài Loan Joel Atkinson, Đại học Monash (Ôxtrâylia), trong bài phân tích “Taiwan on the fence as South China Sea tensions mount” trên Eastasiaforum ngày 25/ 5 cho rằng, trong vấn đề Biển Đông, Đài Loan không thể giữ mãi lập trường cân bằng giữa một bên là lợi ích kinh tế, chính trị cũng như tránh gây thù địch với Trung Quốc, và một bên là "ô an ninh" của Mỹ trước một Trung Quốc...
Nhật báo Ma Cao ngày 25/5 cho biết Tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã nhận bàn giao chiếc tàu khoan thăm dò dầu khí ở khu vực biển sâu đầu tiên do Trung Quốc tự nghiên cứu, chế tạo mang tên “Dầu khí Hải dương 981” vào ngày 23/5 vừa qua, theo đó sẽ giúp tăng cường chủ động trong khai thác dầu khí tại Biển Đông.
Tuần qua, chuyến thăm của BTQP Trung Quốc Lương Quang Liệt tới Philippin là tâm điểm chú ý của báo giới và các nhà phân tích, đặc biệt là những tranh chấp, căng thẳng giữa 2 nước trong vấn đề Biển Đông gần đây. Tổng hợp tin tức của NCBĐ.
Ngày 19/5, báo “Bình luận chính trị” đăng bài “Mông Cổ đã rơi vào giao điểm của nhiều lợi ích”, có nội dung sau:
Đài Tiếng nói nước Nga đăng tin Máy bay tiêm kích Hàn Quốc và Mỹ mô phỏng các trận không chiến. Máy bay AWACS của Mỹ vô hiệu hóa hệ thống phòng không của đối phương sau khi bùng nổ cuộc chiến tranh khu vực. Đó là kịch bản cuộc diễn tập quy mô lớn của Hàn Quốc và Mỹ, bắt đầu ở phía Tây Nam Hàn Quốc từ ngày 23-27/5.
Hôm 29.5 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao VN đã tổ chức một cuộc họp báo nhằm cung cấp thông tin cho báo chí và nêu rõ quan điểm của VN về vụ việc diễn ra hôm 26.5 khi 3 tàu hải giám của Trung Quốc ngang nhiên xâm nhập vùng biển thuộc chủ quyền VN và phá hoại tàu thăm dò của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN).
Vụ việc tàu Bình Minh 02 của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam bị ba chiếc tàu Hải giám của Trung Quốc cản trở hoạt động và cắt đứt cáp thăm dò được dư luận hết sức quan tâm. Đây là hành động “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc, trái với tinh thần của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông”.
Báo chí chính thức Trung Quốc chiều 26/5 đã chứng thực từ ngày 20 - 26/ 5, Lãnh đạo cao nhất của Triều Tiên Kim Jong Il đã có chuyến thăm không chính thức tới Trung Quốc. Sau đây là nội dung chính được tổng hợp từ nhiều nguồn.
Báo chí chính thức Trung Quốc chiều 26/5 đã chứng thực từ ngày 20 - 26/ 5, Lãnh đạo cao nhất của Triều Tiên Kim Jong Il đã có chuyến thăm không chính thức tới Trung Quốc. Sau đây là nội dung chính được tổng hợp từ nhiều nguồn.