Nếu ai có bất kỳ nghi ngờ nào về việc thế giới đang ở trong một sự thay đổi mạnh mẽ thì các sự kiện trong tháng 11 đã xua tan điều đó. Việc châu Âu kêu gọi Trung Quốc cứu trợ đồng euro và việc Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Bali để vận động sự hỗ trợ của châu Á là những bằng chứng cho thấy sự thay đổi. Câu hỏi đặt ra là ai sẽ là người dẫn đầu thế giới trong thế kỷ 21 và sẽ làm như thế nào?
Sau Hội nghị APEC ở Hololulu, Hội nghị cấp cao Đông Á ở Bali cũng như sau bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Quốc hội Ôxtrâylia, việc Mỹ chuyển trọng tâm chính sách ngoại giao sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương lập tức trở thành chủ đề nóng bỏng của dư luận. Dưới đây là những phân tích của đai sứ Hứa Thông Mỹ, từng là đại diện của Xinhgapo tại Liên hợp quốc, về vấn đề cũng như phản ứng...
Tuyên bố mới đây của Mỹ về việc sẽ có 2.500 lính thủy đánh bộ tại căn cứ Northern Territory của Ôxtrâylia có thể đang làm khuấy động dư luận khu vực. Nhưng các quan chức quốc phòng lập luận rằng đó không phải là căn cứ quân sự nước ngoài, cho dù Mỹ đang rất chú tâm tới việc phát triển cái gọi là năng lực “tiền đồn”. “New footprint for America in SE Asia"
Theo hãng tin Kyodo, Bộ Quốc phòng Nhật Bản dự định sẽ chọn chiến đấu cơ tàng hình thế hệ mới F-35 do Mỹ, Anh, Ôxtrâylia và 6 quốc gia khác hợp tác phát triển để thay thế cho chiến đấu cơ F-4 lỗi thời đang sử dụng trong Lực lượng Phòng vệ trên không (ASDF). “Japan favors F-35's stealth capabilities as counter to China, Russia”
Theo nhật báo “Korea Herald” (Hàn Quốc), Tổng thống Hàn Quốc Li Miêng Pắc ngày 13/12 đã ra lệnh các cơ quan thuộc chính phủ nước này phải áp dụng các “biện pháp mạnh mẽ và cứng rắn” để ngăn chặn tái diễn tình trạng tương tự như vụ đụng độ giữa cảnh sát biển và ngư dân Trung Quốc (đánh bắt cá trái phép) hôm 11/12 vừa qua. “Lee gets tough after Chinese attack”
Trên cơ sở đề xuất của Philippin về việc thành lập một khu vực hòa bình, hữu nghị và hợp tác ở Biển Đông, bài viết phân tích về những khả năng cho đề xuất này, mà cụ thể là tập trung vào việc xác định những khu vực có tranh chấp và không có tranh chấp. Bài viết cũng sẽ phân tích các nghĩa vụ theo luật quốc tế của các Quốc gia yêu sách liên quan đến các khu vực tranh chấp, trong đó bao gồm...
Bài viết trên mạng Jamestown nhận định mối quan hệ Trung-Mỹ đang có xu hướng đối đầu sau khi Mỹ tuyên bố "quay trở lại Châu Á". Đối phó với chiến lược của Mỹ, Trung Quốc đang áp dụng nhiều ‘mũi giáp công’ để tránh né thách thức của Washington.
Hội nghị về vấn đề Biển Đông do Sở Nghiên cứu các vấn đề biển của Malaixia tổ chức đã diễn ra tại Cuala Lămpơ, thủ đô Malaixia, trong hai ngày 12-13/12. Chủ đề của hội nghị lần này là “Giải quyết hòa bình, diễn biến và ảnh hưởng mới nhất của vấn đề Biển Đông”. Khoảng 200 quan chức chính phủ và chuyên gia, học giả đến từ các nước ASEAN, Trung Quốc, Mỹ, Ôxtrâylia... đã tham dự hội nghị.
Bài viết của NCS. Vũ Hải Đăng và TS. Nguyễn Chu Hồi đánh giá về việc xây dựng thể chế liên quan đến những cơ chế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển tại Biển Đông. Phân tích cho thấy kết quả khá thất vọng trong quá trình xây dựng thể chế bảo vệ môi trường biển tại Biển Đông và khu vực vẫn còn một quãng đường dài trong vấn đề này.
Ba hội nghị quốc tế liên tiếp về Biển Đông tại Malaysia và Indonesia và Trung Quốc; Hợp tác dầu khí Việt- Ấn sẽ được tăng cường; Philippiness giao nhiệm vụ tuần tra cho chiến hạm mới; Tổng thống Philippiness yêu cầu Mỹ trang bị chiến đấu cơ; Mỹ sẽ đưa tàu chiến tới đồn trú ở Singapore, là những sự kiện chính trong tuần liên quan đến Biển Đông.