Theo tin từ mạng “Đa Chiều” (Hồng Công) gần đây, do thế lực thứ ba không ngừng can thiệp, tình hình Biển Đông diễn biến ngày càng phức tạp. Trước tình huống này, nhiều bài viết Đại lục hô hào giới cầm quyền Trung Quốc cần “nhanh chóng áp dụng các hành động quyết đoán” ở Biển Đông, và hành động quyết đoán rõ ràng là chỉ việc sử dụng vũ lực, mục tiêu rõ ràng là nhắm vào Philíppin.
Ngày 25/10, tờ Thời Báo Toàn Cầu có bài xã luận với nội dung cảnh báo các nước láng giềng đang tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc tại Biển Đông hãy “chuẩn bị nghe tiếng súng”.
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (TNHK) ngày 22/10 đưa tin năm 2010, Trung Quốc vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Một cuộc nghiên cứu mới đây do Viện Lowy ở Xítni, Ôxtrâylia, thực hiện đã xem xét ảnh hưởng kinh tế đang lên của Trung Quốc và đặt câu hỏi: Liệu sức mạnh kinh tế của Bắc Kinh có giúp Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng chính trị và quân sự ở châu Á hay không?
Bảy trong số chín Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị và 14 trong 25 thành viên trong Bộ chính trị ĐCS Trung Quốc sẽ nghỉ hưu trong năm 2012 để nhường vị trí cho thế hệ trẻ hơn. Những ai sẽ là ứng cử viên triển vọng nhất? GS. Cheng Li, Giám đốc Trung tâm Trung Quốc (Mỹ) phân tích toàn diện về gia thế, trình độ, sự nghiệp, đặc điểm phe phái của 62 lãnh đạo tỉnh thành để tìm ra những ứng viên sáng giá nhất.
Khi vị thế quốc gia không ngừng gia tăng, đồng thời những lợi ích cũng như trách nhiệm càng mở rộng. Việc đảm bảo lợi ích, thực hiện trách nhiệm cường quốc buộc Trung Quốc ít nhiều đi ngược lại với chính sách truyền thống không can dự của nước này.
Tạp chí "Bình luận Chiến lược" của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) tại Luân Đôn bình luận tình hình Biển Đông thời gian qua và một số nhận định về tình hình Biển Đông trong thời gian tới. Tương lai của Biển Đông nhiều khả năng sẽ là leo thang cạnh tranh hải quân và đối đầu giữa các lực lượng bán quân sự, dân quân, trong khi các nỗ lực ngoại giao vẫn được tiếp tục để tìm giải pháp cho tranh...
Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Phát triển (RAND) của Mỹ (Six issues could lead to US-China military conflict) cho rằng có sáu nguyên nhân có thể dẫn đến xung đột quân sự Mỹ-Trung liên quan đến các vấn đề Bắc Triều Tiên, Đài Loan, Nhật Bản, Ấn Độ, chiến tranh mạng và tranh chấp trên Biển Đông.
Trên tạp chí “Hoàn cầu” số ra ngày 16/10 đăng bài của học giả Dương Bá Giang, Giáo sư Học viện Quan hệ quốc tế Trung Quốc, phân tích động cơ Nhật Bản can thiệp tình hình Biển Đông như sau:
Ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton đã công bố bài báo có tựa đề: “Kỷ nguyên Thái Bình Dương” của Mỹ trong số mới nhất của Tạp chí Chính sách Đối ngoại mà trong đó nêu rõ Mỹ sẽ chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á trong tương lai. Tuy nhiên, Mỹ đang và sẽ phải đối mặt với ít nhất 2 thách thức khi quay lại châu Á. “Goals of US 'Return-to-Asia' strategy questioned”
- Thông tin về Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 3 tại Hà Nội, ngày 4-5/11/2011 - (BBC 1/11) Báo Hoàn Cầu chê Mỹ 'đuối sức': Lại đe dọa: “Trung Quốc luôn muốn có hòa bình… [Nhưng] chúng ta cần thôi không cố theo đuổi hòa bình nếu các nước khác tiếp tục thách thức sự kiên nhẫn của chúng ta.” - (RFI 1/11) Biển Đông : Trung Quốc gián tiếp đe dọa tập đoàn dầu khí Mỹ Exxon; PetroVietnam...