Thời gian gần đây Trung Quốc đã phải chịu những tấn công mạnh mẽ mang tính chính trị và pháp lý đối với những cáo buộc vi phạm Công ước 1982 của Liên Hợp Quốc (LHQ) về Luật Biển. Hậu quả sẽ như thế nào nếu như Trung Quốc nhận quá nhiều chỉ trích và rút khỏi hiệp ước?
Sau năm Chủ tịch ASEAN 2012 đầy khó khăn của Campuchia, khi lần đầu tiên trong 45 năm qua, ASEAN không thể ra một tuyên bố chung, thì Brunây, Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2013, lại dễ dàng ra được một tuyên bố chung tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 46 (AMM-46).
Trung Quốc phản ứng việc Philippines tuyên truyền về Biển Đông và đề nghị Mỹ “giữ lời hứa” trong tranh chấp Biển Đông; Hai tàu cá của ngư dân Lý Sơn bị tàu Trung Quốc tấn công, thu tài sản; Bộ Ngoại giao Philippines cho biết Tàu Trung Quốc đã trở lại bãi cạn Scarborough và Ngoại trưởng Philippines tuyên bố: “Trung Quốc đang biến Biển Đông thành ao nhà”; Mỹ kêu gọi Trung Quốc giải quyết hòa bình trên...
Tiềm năng về dầu khí ở Biển Đông đã trở thành một nguyên nhân gây căng thẳng giữa các nước có biển trong khu vực, và ở một mức độ nào đó, giữa các quốc gia ngoài khu vực. Tuy nhiên, trong khi tiềm năng về dầu khí bị thổi phồng quá mức này đang còn gây tranh cãi thì nguồn lợi về thủy sản có thể kích động một cuộc xung đột trong khu vực.
Tranh chấp tại Biển Đông không chỉ là mối đe dọa tiềm ẩn đối với bốn nước thành viên ASEAN có tuyên bố chủ quyền chồng chéo với Trung Quốc tại vùng biển này mà còn ảnh hưởng tới sự đoàn kết nói chung của ASEAN, biểu hiện cụ thể là cuộc họp của ASEAN năm ngoái tại Campuchia không ra được tuyên bố chung vì vấn đề nhạy cảm đó.
Quan hệ Mỹ - Trung đã có những điểm thân thiện hiếm thấy, hai bên đã nhất trí về một loạt biện pháp nhằm chống lại biến đổi khí hậu bằng cách cắt giảm khí thải. Lãnh đạo hai nước cuối cùng cũng đã có hướng giải pháp về vấn đề Bắc Triều Tiên tại Hội nghị thượng đỉnh tháng 6 vừa qua. Đây là một giai đoạn chung sống hòa bình. Vậy tại sao quân đội hai nước vẫn chuẩn bị cho cuộc chiến tranh?
Trước tuyên bố gần đây của Bộ Ngoại giao Trung Quốc rằng “việc Philippines khẳng định đã sử dụng gần như tất cả các biện pháp chính trị và ngoại giao để giải quyết hòa bình tranh chấp là hoàn toàn không đúng sự thật”, Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Philippines đã đáp trả rằng tuyên bố trên của Trung Quốc là vô căn cứ.
Theo "Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng", Nhật Bản có thể quốc hữu hóa hàng trăm hòn đảo chưa có tuyên bố chủ quyền ở ngoài khơi bờ biển nước này trong một nỗ lực nhằm tăng cường các tuyên bố chủ quyền lãnh hải của họ. Động thái này có thể làm phức tạp các mối quan hệ đang hết sức căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc do tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Tòa Trọng tài bắt đầu xem xét vụ kiện của Philippines ở Biển Đông; Trung Quốc cấp giấy cư trú, đưa bến tàu và nhà máy xử lý nước thải ở Tam Sa vào sử dụng ; Việt Nam yêu cầu Trung Quốc bồi thường cho các ngư dân Việt; Philippines không thể tiếp tục đàm phán song phương với Trung Quốc và sẽ biểu tình chống Trung Quốc trên toàn cầu; Mỹ thúc giục ASEAN-Trung Quốc tiến tới COC và cùng Singapore tập trận...
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đang khép lại chuyến thăm Ấn Độ. Trong khuôn khổ các cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo Ấn Độ, ông Biden khẳng định quyết tâm của Washington không để Trung Quốc chiếm thế thượng phong ở châu Á-Thái Bình Dương.