Trung Quốc phê chuẩn hiệp ước vào năm 1996. Tuy nhiên các bên tranh chấp tại Biển Đông và những nước ủng hộ cáo buộc đường 9 đoạn mà Trung Quốc tuyên bố không tuân theo Hiệp ước.

Philippines dưới sự ngầm đồng ý của Mỹ đưa vấn đề Biển Đông ra Tòa trọng tài UNCLOS đã bị Trung Quốc cự tuyệt. Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn một nghị quyết chỉ trích hành động của Trung Quốc tại vùng biển châu Á.

Trong khi đó, các nước tranh chấp  - cũng như Mỹ và các cường quốc phương Tây -  đã chỉ trích một số hành động của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế  (EEZ) rộng 200 hải lý của họ là vi phạm tự do hàng hải. Nhật Bản cũng tuyên bố việc Trung Quốc vẽ đường cơ sở xung quanh quần đảo Senkaku đang tranh chấp (Trung Quốc gọi là quần đảo Điếu Ngư) ở Biển Hoa Đông là bất hợp pháp.

Một số nhà phân tích chính trị ở Trung Quốc, đặc biệt giới tướng lĩnh diều hâu, đang đặt câu hỏi tại sao Trung Quốc lại ký kết UNCLOS? Rất có thể, Trung Quốc từng nghĩ rằng nước này có thể qua mặt UNCLOS bằng đàm phán trực tiếp để giải quyết tranh chấp biển đảo.

Bản thân Mỹ chưa ký Công ước LHQ về Luật biển. Mỹ luôn giải thích công ước theo hướng có lợi cho nước mình. Hành động của Mỹ đã vô tình làm Trung Quốc lâm vào thế lưỡng nan: bãi bỏ công ước, Trung Quốc có thể giải thích tương đối tự do về pháp luật, không chịu sự ràng buộc của Công ước, uy tín của luật pháp quốc tế có thể giảm sút do việc rút lui của Trung Quốc; mặt khác hình tượng quốc gia của Trung Quốc cũng có thể bị ảnh hưởng.

Trung Quốc có thể “thông báo bãi bỏ” nhưng hành động rút khỏi công ước phải một năm sau mới có hiệu lực sau khi đưa ra thông báo bãi bỏ. Trong một năm đó, phán quyết của Tòa trọng tài tế đối với việc tranh chấp Biển Đông do  đưa ra vẫn có hiệu lực.

Việc rút khỏi Công ước có thể khiến Trung Quốc phải chịu những chỉ trích từ cộng đồng quốc tế và việc tuyên truyền chống Trung Quốc của Phương Tây và các nước châu Á, điều này gây ra khủng hoảng khu vực, thậm chí ảnh hưởng ổn định của khu vực, dẫn đến các quốc gia khác trong khu vực nghiêng về Mỹ để kiềm chế Trung Quốc.

Hơn nữa, nếu Trung Quốc rút khỏi Công ước sẽ mất đi ưu thế quan trọng đối với Mỹ trong các vấn đề trên biển. Do Mỹ chưa phê chuẩn Hiệp ước nên nước này không có đủ cơ sở pháp lý và tin cậy để trích dẫn và giải thích những quy định trong đó phục vụ cho các lợi ích của nước này.

Tuy nhiên, việc rút khỏi Công ước cũng có điểm lợi. Khi đó, Trung Quốc có thể giống như Mỹ, giải thích các điều khoản pháp luật theo hướng có lợi cho mình. Sau khi rút khỏi Công ước, Trung Quốc có thể từ chối tôn trọng phán quyết của Tòa án biển quốc tế, cũng không cần gánh chịu hậu quả chính trị tương ứng.

Nếu làm như vậy, Trung Quốc đã học Mỹ (Năm 1984, Nicaragua kiện Mỹ). Tòa án quốc tế khi đó cho rằng, Mỹ ủng hộ phiến quân Nicaragua chống lại chính phủ…đã vi phạm luật pháp quốc tế. Mỹ đã từ chối tham gia đồng thời cho rằng Tòa trọng tài không có quyền phán quyết. Sau đó, Mỹ thông qua Hội đồng Bảo an LHQ tiến hành quyền phủ quyết ngăn chặn việc chấp hành phán quyết.

Tất nhiên là việc Trung Quốc bãi bỏ Công ước sẽ gây tổn hại uy tín của luật pháp quốc tế và phán quyết quốc tế.

Trong lịch sử đã xuất hiện việc nước lớn không tuân thủ điều ước để nhằm bảo vệ lợi ích của mình. Đi đầu chính là Mỹ. Năm 1982, Mỹ đã từ chối tham gia Công ước của LHQ về Luật Biển và Tòa án hình sự quốc tế. Sau đó, Mỹ rút khỏi Tòa án quốc tế, tạo tiền lệ cho việc xâm nhập mạng, tấn công bằng máy bay không người lái, can thiệp vào nội bộ nước khác…

Do đó, Mỹ và các đồng minh Châu Á của mình cần phải cẩn trọng để tránh việc đẩy Trung Quốc vào tình huống mà không có lợi cho Mỹ và các nước đồng minh. Đồng thời Trung Quốc cũng nên cân nhắc những cái giá phải trả nếu như nước này rút khỏi Công ước LHQ về Luật Biển 1982.

Tác giả bài viết là chuyên gia phân tích chính sách biển của Mỹ, Mark J.Valencia đăng trên Japan Times

Thuỳ Anh (gt)