Sau nhiều năm chứng kiến ảnh hưởng quốc tế của Nhật Bản bị xói mòn vì suy thoái kinh tế, Nhật Bản đang nỗ lực nâng cao vị thế của mình theo một cách khác, đó là tăng cường vai trò quân sự.
Để biện luận cho “Đường 9 đoạn”, các học giả chủ yếu dựa vào lập luận “lịch sử” khi cho rằng Công ước Luật biển ra đời sau “đường 9 đoạn” nên do đó không thể áp dụng Công ước đối với yêu sách “đường 9 đoạn" của Trung Quốc.
Lợi ích sống còn của Bắc Kinh tại Trung Đông là đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng. Một cuộc can thiệp quân sự vào Iran sẽ tác động đến toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung dầu của Trung Quốc. Một sự hợp tác giữa Trung Quốc và Mỹ cho giải pháp hòa bình Iran là điều cần thiết. Có thể Trung Quốc không mong muốn điều này, nhưng đó lại là lợi ích sống còn của nước này.
Ảnh hưởng qua lại của Trung Quốc đối với Mỹ và Nhật Bản - hai cường quốc lớn khác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương - sẽ mang đầy tính bất định trong những tháng tới bởi các cuộc cải tổ nhân sự đã và đang diễn ra ở 3 cường quốc hàng đầu này.
Nhiều người hy vọng rằng ban lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ có những cân nhắc tích cực trong giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ, hợp tác Mỹ - Trung và một số vấn đề khác. Tuy nhiên, do nền tảng cấu trúc chính trị, kinh tế cũng như tư tưởng của nước này, rất khó trông chờ những thay đổi lớn từ ban lãnh đạo mới được bầu ra.
Điều then chốt của vấn đề Biển Đông hiện nay là “một đối phó với hai”, tức là Trung Quốc đồng thời phải đối mặt với mâu thuẫn chủ quyền với các nước như Việt Nam, Philíppin… và mâu thuẫn về quyền lợi biển với Mỹ.
Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan lên tiếng cảnh báo rằng các tranh chấp lãnh hải hiện nay ở Biển Đông có nguy cơ trở thành "Palextin của châu Á", tạo ra một cuộc xung đột bạo lực, gây chia rẽ sâu sắc giữa các quốc gia cũng như bất ổn trong khu vực.
Tại buổi trao đổi với chủ đề: “Biển Đông: Tranh chấp, nguy cơ và chính sách ngoại giao” do Viện Nghiên cứu Hoàng gia về các vấn đề quốc tế tổ chức, Michael Williams, Quyền chủ nhiệm Chương trình Châu Á của Chatham House và ông Christian Le Miere, chuyên gia nghiên cứu về an ninh hàng hải và lực lượng hải quân của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) đã đưa ra phân tích đánh giá về tình hình Biển...
Theo “Bưu điện Hoa Nam buổi Sáng” số ra ngày 22/11, ngay cả khi có một nước “chư hầu” là Campuchia làm Chủ tịch luân phiên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Trung Quốc cũng khó có thể kiềm chế các nước thành viên ASEAN trong vấn đề giải quyết những tranh chấp lãnh hải giữa Bắc Kinh với một số nước thành viên hiệp hội này.
Thế giới quan của ông Tập Cận Bình, cách thức ông quản lý chính sách đối ngoại và sự khác biệt về phong cách của ông Tập so với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào được cho là ba yếu tố sẽ quyết định các mối quan hệ của Trung Quốc với thế giới trong thập kỷ tới.