Năm 2012, lần đầu tiên kể từ sau chiến tranh thế giới 2, Nhật Bản đã cung cấp viện trợ quân sự cho các nước bên ngoài qua việc cung cấp chuyên gia quân sự giúp đào tạo về giảm nhẹ thiên tai ở Campuchia và Đông Timo; NB cũng có kế hoạch giúp đào tạo y tế cho các thủy thủ làm việc trên tàu ngầm mới mua của Việt Nam. Các tàu chiến của NB cũng tham dự vào các cuộc tập trận chung với các nước trong khu vực và bắt đầu tiến hành các chuyến thăm đến cảng của các nước vốn trước đây luôn lo ngại về sự trỗi dậy của quân phiệt Nhật. Trong năm 2012, hải quân NB đã tiến hành tập trận chung với Úc, cuộc tập trận với một đối tác khác ngoài Mỹ. NB cũng tham gia các cuộc tập trận với các nước ĐNA khác và tháng 6/2012 là cuộc tập trận đầu tiên với Ấn Độ.

Các bước đi này mặc dù còn khiêm tốn nhưng cho thấy bước chuyển quan trọng trong chính sách quốc phòng của NB. Từ trước tới nay NB vẫn chống lại những lời kêu gọi của Mỹ là NB cần đóng vai trò cường quốc khu vực vì lo ngại điều này đi ngược lại hiến pháp hòa bình (pacifism) của NB. Việc NB dần dần đóng vai trò lớn hơn diễn ra trong bối cảnh Mỹ và TQ đang cạnh tranh quyền lực ở châu Á và những lo ngại của các nước Đông Nam Á với tham vọng của TQ đã làm giảm nhẹ những lo ngại của nước này với NB.

Động lực đằng sau bước chuyển trong chính sách an ninh của Nhật là tranh chấp lãnh thổ với TQ ở biển Hoa Đông. Điều này làm cho dư luận NB lo ngại, đặc biệt trong bối cảnh sức mạnh của Nhật suy giảm cũng như những khó khăn về tài chính của Mỹ. Cố vấn Thủ tướng Noda về các vấn đề an ninh Kitagami Keiro cho biết "trong chiến tranh lạnh, tất cả những gì NB phải làm là theo Mỹ; với TQ, điều này hoàn toàn khác, NB phải có lập trường riêng của mình".

Điều này không có nghĩa là NB sẽ chuyển đổi vai trò phòng vệ của lực lượng quân đội NB sang tấn công trong tương lai gần. Tuy nhiên công luận NB ngày càng ủng hộ lập trường này hơn trong bối cảnh TQ tiếp tục gia tăng chi tiêu quốc phòng và có đòi hỏi lãnh thổ ở biển Hoa Đông. NB đã cho thấy sẵn sàng đối phó với thách thức từ TQ trong vấn đề Senkaku và các cuộc thăm dò dư luận cho thấy công luận NB ủng hộ lập trường này của chính phủ. Cả hai đảng của NB đều công khai đề cập đến việc NB cần có quan điểm linh hoạt hơn như cho phép NB có thể tham gia bảo vệ các đồng minh của mình, ví dụ như bắn hạ các tên lửa của Bắc Triều Tiên nếu các tên lửa này nhằm vào Mỹ.

Mỹ khuyến khích các nỗ lực này của NB vì điều đó phù hợp với chính sách tăng cường sức mạnh cho các nước châu Á của Mỹ để có thể đương đầu với TQ. Về phía TQ, TQ đã cảnh báo là NB đang cố gắng lật lại lịch sử chiến tranh thế giới lần 2 qua việc tăng cường sức mạnh quân sự. Tuy nhiên sự lo ngại của các nước trong khu vực về sự trỗi dậy của quân phiệt Nhật đang giảm dần trong bối cảnh các nước bị cuốn vào các tranh chấp lãnh thổ với TQ. Nhiều nhà phân tích trong khu vực nói các nước trong khu vực hoan nghênh thậm chí còn kêu gọi sự giúp đỡ của NB. Ông Banlaoi ở Viện nghiên cứu hòa bình, bạo lực và khủng bố của PLP nói "chúng tôi đã gạt sang một bên cơn ác mộng của CTTG II vì mối đe dọa của TQ".

NB được nhìn nhận như là nước duy nhất trong khu vực có sức mạnh hải quân đối chọi được với TQ. Mặc dù ngân sách quốc phòng của NB đang giảm đi nhưng chi tiêu cho quốc phòng của NB vẫn đứng thứ 6 trên thế giới. Theo hiến pháp hòa bình của NB, NB không có tên lửa tầm xa, tàu ngầm hạt nhân hoặc tàu sân bay lớn. Tuy nhiên các tàu ngầm động cơ diesel của NB được coi là những tàu ngầm tốt nhất trên thế giới. Lực lượng hải quân của NB cũng có những tàu chiến trang bị hệ thống Aegis hiện đại có thể bắn rơi các tên lửa đạn đạo cũng như hai tàu chở máy bay trực thăng có thể chuyển đổi thành tàu sân bay.

Hiện tại NB mới chỉ viện trợ cho các hoạt động phi chiến đấu (noncombat) như chống cướp biển, giảm nhẹ thiên tai... Tuy nhiên, các quan chức quốc phòng và các nhà phân tích cho rằng chẳng bao lâu nữa NB sẽ tiến tới một giai đoạn mới: bắt đầu bán các trang thiết bị quân sự cho các nước khác như các máy bay tuần tra biển và thậm chí là tàu ngầm tàng hình động cơ diesel rất phù hợp với vùng biển cạn trong khu vực. NB đang đàm phán về việc cung cấp 10 tàu tuần duyên nhỏ cho PLP với giá khoảng 12 triệu usd/chiếc. NB cũng cho biết có thể cung cấp những tàu tương tự như vậy cho Việt Nam. Trong năm tới, NB sẽ tăng gấp đôi viện trợ quân sự cho Indonesia và VN. VN, Úc và Malaixia cũng có thể là nước đầu tiên NB cho phép mua các tàu ngầm của Nhật.

 

Theo New York Times 

 Văn Cường (gt)