Những thách thức lớn của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Theo bài viết "Rising power, anxious state" đăng trên tạp chí “Nhà Kinh tế” (Anh) ngày 23/6, Đảng Cộng sản (ĐCS) Trung Quốc đang đứng trước một thách thức lớn nảy sinh trong quá trình nền kinh tế nước này tăng trưởng nhanh chóng qua 2 thập kỷ. Đó là mâu thuẫn giữa tầng lớp trung lưu và giai cấp nông dân nghèo sẽ khiến việc giữ ổn định chính trị trở nên khó khăn hơn. Dưới đây là nội dung bài viết:

01/07/2011

Trung Quốc dẫn đầu trong cuộc đua tìm kiếm năng lượng ở Trung Á

Mạng tin “Oilprice” ngày 23/6 đăng bài phân tích “China Winning the Race for Central Asia’s Energy Riches” của John Daly. Theo tác giả, trong cuộc chạy đua tìm kiếm các nguồn năng lượng dầu khí ở khu vực Trung Á, nước đang dẫn đầu hiện nay không phải Nga cũng không phải Mỹ, mà chính là Trung Quốc. Một nhân tố bất ngờ đối với tất cả các bên.

01/07/2011

Khủng hoảng ở Châu Âu: Cơ hội cho Bắc Kinh?

Báo “Người bảo vệ” (Anh) số ra ngày 22/6 có bài phân tích “Europe's crisis is China's opportunity. No wonder nice Mr Wen is on his way” của tác giả Timothy Garton Ash, trả lời cho câu hỏi tại sao Trung Quốc lại quan tâm quá nhiều đến các nước có ít ảnh hưởng hơn trong Liên minh châu Âu (EU).

24/06/2011

Một số vấn đề của xã hội Trung Quốc

Trang web tờ Liên hợp Buổi sáng (Xinhgapo) ngày 15/6 đăng bài của đặc phái viên Hàn Vịnh Hồng của báo này tại Bắc Kinh (Trung Quốc) cho biết những sự kiện mang tính tập thể giờ đây không phải là điều gì đó mới mẻ ở Trung Quốc. Điều làm mọi người bất an là những oán hận từ các đối tượng cụ thể được mở rộng ở phạm vi lớn hơn và ngày càng xuất hiện nhiều đòn báo thù tàn ác. Nghiên cứu Biển Đông (NCBĐ) xin giới thiệu nội dung bài viết: 

23/06/2011

Đài Loan đứng về phe nào trong tranh chấp Biển Đông?

Mạng “Bình luận Trung Quốc” (Hồng Công) ngày 20/6 đăng bài viết của Ông Minh Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Đại học Đạm Giang (Đài Loan), cho biết nếu chính quyền Tổng thống Mã Anh Cửu muốn tháo gỡ khó khăn của Đài Loan trong vấn đề Biển Đông thì hiện là thời điểm rất tốt, có thể cùng Trung Quốc Đại lục tiến hành thảo luận lòng tin quân sự.

21/06/2011

Mặt trái của "đồng thuận Bắc Kinh"

Hàng loạt vụ biểu tình bạo động tại Trung Quốc từ khu tự trị Nội Mông của người Mông Cổ đến thành phố Phủ Châu ở Giang Tây, thị xã Lợi Xuyên trong châu tự trị Ân Thi của các sắc tộc Thổ Gia và Miêu ở tỉnh Hồ Bắc. Mới đây nhất là các vụ bạo động tại thành phố Triều Châu và thị xã Tăng Thành trong vùng phụ cận của Quảng Châu. Vì sao Trung Quốc lại gặp hỗn loạn tràn lan như vậy?

20/06/2011

Trung Quốc cần làm gì để tránh một cuộc xung đột sắp tới?

Tạp chí "The Diplomat" ngày 12/6 đăng bài viết “How China Can Avoid Next Conflict” của Giáo sư Minxin Pei, trường Đại học Claremont McKenna (Mỹ). Trong đó nhấn mạnh tranh chấp mới nhất giữa Trung Quốc và Việt Nam ở Biển Đông đang leo thang nguy hiểm và Trung Quốc cần đi đầu trong việc tìm ra giải pháp.

14/06/2011

Tàu sân bay và tham vọng trên biển của Trung Quốc

Báo “Người đưa tin Xcốtlen” có bài “Sea change as China unveils aircraft carrier” phân tích về việc Trung Quốc công bố tàu sân bay đầu tiên, trong đó cho rằng sự kiện này gắn liền với những tham vọng thống trị trên biển của Trung Quốc, mặc dù  việc thực hiện tham vọng đó không thể diễn ra trước năm 2015. 

14/06/2011

Trung Quốc: Đập Tam Hiệp gây hậu quả cho con người và môi trường

Sau nhiều năm kiêu ngạo, Chính phủ Trung Quốc buộc phải thừa nhận đập thủy điện Tam Hiệp trên sông Dương Tử gây ra nhiều vấn đề nan giải, môi trường thiên nhiên bị hủy hoại, tình trạng thiếu nước canh tác và nước sử dùng ở hạ nguồn đó là chưa kể nguy cơ động đất đe dọa hồ nước khổng lồ có chiều dài 660 km. 

13/06/2011

Trung Quốc chọc thủng chuỗi đảo thứ nhất là điều tất yếu

Theo báo Hồng Kông “Văn hối” ngày 10/6, Thông tin về 11 chiến hạm của Trung Quốc trong mấy ngày qua chọc thủng “chuỗi đảo thứ nhất” để tiến ra biển xa khiến dư luận Trung Quốc hết sức quan tâm và phía Nhật Bản vô cùng cảnh giác. Sau đây là một số đánh giá về vấn đề này dưới góc nhìn của chuyên gia Trung Quốc.

10/06/2011