Biển Đông được cho là vùng biển giàu tài nguyên. Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng, Robert Beckman phân tích lập trường của các quốc gia trên nền tảng Công ước Luật Biển Liên Hợp Quốc (UNCLOS).
Trong một mặt trận không tiếng súng, Trung Quốc sẽ cố gắng để giành chiến thắng bằng các chiến thuật như chia rẽ các thành viên ASEAN, áp dụng đòn bẩy kinh tế, củng cố yêu sách pháp lý bằng cách triển khai tàu đánh cá, tàu nghiên cứu, tàu du lịch và các tàu hải giám
Về phương thức lựa chọn con đường phát triển của Trung Quốc, Trịnh Vĩnh Niên - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Á, Đại học Quốc gia Singapore cho rằng: “Đối với Trung Quốc, “giấu mình chờ thời” có thể là nguyên tắc căn bản nhất trong sự trỗi dậy hòa bình và bền vững của họ. Vênh vang với vũ lực và uy hiếp ắt sẽ rơi vào cảnh thất bại".
Mỹ phải đưa ra những sự lựa chọn khó khăn và thực hiện các nỗ lực cần thiết để có thể duy trì hòa bình tại Biển Đông trong năm 2013 và trong những năm kế tiếp.
Khi mà sức mạnh kinh tế của Trung Quốc đang thay đổi vị thế của nước này ở Châu Á, thì tranh chấp lãnh thổ và các vấn đề gây tranh cãi khác cũng đang quyết định mối quan hệ của Bắc Kinh với các nước láng giềng.
Cùng với trọng tâm quyền lực thế giới dịch chuyển sang phía Đông, sự trỗi dậy đồng thời của Trung Quốc và Ấn Độ là một trong những sự kiện địa chiến lược quan trọng nhất trong 20 năm đầu thế kỉ 21.
Trong hợp tác cùng có lợi, tuy Trung Quốc và Nga vẫn còn tồn tại một số vấn đề không theo mong muốn của mỗi bên song xu thế tổng thể để phát triển quan hệ hai nước vẫn mạnh mẽ.
Việc Bắc Triều Tiên phóng thành công tên lửa tầm xa và thử hạt nhân lần ba, kèm theo những lời đe dọa sẽ có những “bước đi mạnh mẽ hơn”, biến Hàn Quốc thành “tro bụi” đang làm dấy lên những lo ngại cho các đồng minh của Mỹ ở khu vực Đông Bắc Á. CỘng thêm sự quyết đoán của Trung Quốc trong tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, câu hỏi chính được đặt ra ở đây là: Có phải chiến lược ngăn chặn mở rộng...
Giới lãnh đạo mới của Trung Quốc gần đây tuyên bố ý định tái cơ cấu các cơ quan chấp pháp trên biển thành một cơ quan quản lý thống nhất. Kế hoạch tái cơ cấu này cho thấy Trung Quốc có ý định hình thành một cơ quan bảo vệ bờ biển thống nhất nhằm hạn chế tình trạng thiếu phối hợp hiện nay giữa các cơ quan chấp pháp trên Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Tình hình khu vực châu Á-Thái Bình Dương là một trật tự quốc tế tương đối ổn định, mang tính khu vực được hình thành trong quá trình tồn tại và phát triển của các nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trật tự này được đa số các nước trong khu vực công nhận.