Kể từ đầu thế kỷ 21, quan hệ Trung-Mỹ và quan hệ quốc tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương đều nảy sinh một số thay đổi có ý nghĩa quan trọng. Điều đặc biệt đáng chú ý là trong quan hệ quốc tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã xuất hiện một mô hình lãnh đạo mới, đó là “cơ chế lãnh đạo kép”.
Ngay sau khi trở thành người đứng đầu Đảng Cộng sản, quân đội và nhà nước Trung Quốc, Tân lãnh đạo Tập Cận Bình đã có một loạt các phát biểu liên quan đến “giấc mộng Trung Hoa” và “giấc mơ quân đội mạnh”.
Ai sẽ là người chiến thắng trong cuộc chiến ấy? Xét cả về thực tại lẫn lịch sử, một cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ dường như có thể xảy ra, và nếu đúng thế, thì đấy sẽ là cuộc đọ sức thế kỷ.
Ngoại trưởng thứ 68 của nước Mỹ, ông John Kerry, vừa được Tổng thống Obama bổ nhiệm ở tuổi 69 tuổi, đã bắt tay vào công việc của mình bằng chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong 11 ngày (từ 24/2-6/3/2013) đến 9 nước châu Âu và Trung Đông, gồm Anh, Đức, Pháp, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Arập Xêút, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất và Cata.
Những dự án xây dựng một loạt đập nước với quy mô lớn cho thấy một lối suy nghĩ hẹp hòi đặc trưng cho những tính toán trong chính sách về nguồn nước của Trung Quốc. Với việc triển khai một loạt các đập nước lớn ở những vùng biên chỉ có người dân tộc thiểu số sinh sống, Trung Quốc đang tìm cách chiếm đoạt nguồn nước sông trước khi chảy ra ngoài biên giới.
Bài tham luận Hội thảo quốc tế lần thứ 4 tại TP. Hồ Chí Minh phân tích các lợi ích và chính sách của Trung Quốc, ASEAN và Mỹ ở Biển Đông, nghiên cứu mối quan hệ giữa tam giác này trong những năm gần đây và đưa ra một số gợi ý cho sự ổn định khu vực.
Bài viết nhìn lại những hoạt động Trung Quốc thời gian gần đây để đánh giá liệu chính sách Biển Đông có phải là kết quả của sự chỉ đạo thống nhất từ Bắc Kinh hay xuất phát từ sự cạnh tranh của các địa phương và các cơ quan chấp pháp trên biển nhằm tranh giành miếng bánh lợi ích.
Toà án Công lý Quốc tế (International Court of Justice – ICJ) là một cơ quan trực thuộc Liên Hợp quốc, được thành lập vào năm 1945 với tiền thân là Toà án Thường trực Công lý Quốc tế (Permanent Court of International Justice) có từ năm 1922.
Được thành lập theo như Phụ lục VI của Công ước Luật biển 1982, Tòa án Luật biển Quốc tế (ITLOS) bao gồm 21 quan tòa độc lập được tuyển chọn từ các cá nhân có tên tuổi, uy tín cao nhất về sự công bằng liêm khiết và có tên tuổi trong lĩnh vực luật biển, Tòa có thẩm quyền đối với đối với bất cứ tranh chấp nào liên quan đến việc diễn giải hay áp dụng Công ước và về các vấn đề cụ thể quy định trong bất...
Cuốn sách này tập hợp các tham luận của các học giả quốc tế trong và ngoài nước tham gia tại Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 2 về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong Khu vực” do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh từ 10-12/11/2010