Manila đang tính đến hành động pháp lý nhằm đưa Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế trong tranh chấp Bãi cạn Scarborough. Tuy nhiên, phương án này cũng hàm chứa những rủi ro có thể gây ra những kết quả ngược lại.
Nhằm tăng cường tính pháp lý trong can dự Biển Đông, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã tổ chức hai cuộc điều trần về việc tham gia UNCLOS trong hai tháng qua. Tồn tại hai luồng ý kiến trái chiều, nhưng nhìn chung quan điểm ủng hộ, đặc biệt là của ngoại giao và quốc phòng vẫn nổi lên.
Trong tiềm thức của rất nhiều người, căn cứ tiền tiêu của Trung Quốc ở Biển Đông là đảo Hải Nam, chứ không phải các đảo ở Biển Đông. Việc thành lập Thành phố Tam Sa không những thể hiện sự tồn tại thực tế của Trung Quốc ở Biển Đông, mà còn mở rộng chiều sâu chiến lược nhằm ứng phó với vấn đề Biển Đông.
Việc tăng cường hiện diện tại châu Á của Mỹ diễn ra vào thời điểm nước Mỹ đang gặp nhiều khó khăn, thêm vào đó là sự lớn mạnh không ngừng của Trung Quốc. Đối với Biển Đông, sự hiện diện lớn hơn của Mỹ sẽ làm thay đổi đáng kể cán cân quyền lực. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng có thể trở nên cực đoan hơn để chống lại sự can sự mạnh hơn của Mỹ.
Theo Phó Ứng Xuyên, Trung tướng quân đội giải ngũ - Giám đốc điều hành Học hội chiến lược Trung Hoa, trong tình hình chiến lược cặp quan hệ Mỹ - Trung đang thay đổi, Đài Loan cần phải nhìn thẳng vào vấn đề và đưa ra lựa chọn chiến lược của Đài Loan trong tương lai.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ The Nation tại Băngcốc xung quanh mối quan hệ Trung Quốc – ASEAN, bà Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh cho rằng, trong vấn đề Biển Đông, Công ước LHQ về luật biển không thể được áp dụng theo những điều trong quá khứ và ASEAN nên giữ cái đầu lạnh về vấn đề Biển Đông.
Nguy cơ xung đột tại Biển Đông là có thật. Tranh chấp Trung-Phi về cá gần đây tạo nên “mô hình bãi cạn Scarborough”. Trung Quốc sẽ thừa cơ tiếp tục khẳng định chủ quyền tại các khu vực khác bằng việc triển khai lực lượng tàu ngư chính, hải giám.
Theo Trịnh Vũ, nghiên cứu viên Phòng nghiên cứu Nga - Âu - Á, Viện KHXH/TQ, Trung – Nga không cần hợp tác quân sự, thay vào đó là thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược trong trạng thái phi đồng minh. Tác giả đã đưa ra 6 lý do giải thích cho điều này.
So với các lựa chọn như đi đơn độc một mình hay đối đầu với Mỹ thì việc lôi kéo ASEAN như đối tác đối thoại chính tại biển Đông có thể là sự lựa chọn với chi phí thấp nhất của TQ để đạt được thỏa ước chính trị hợp lý.
Hai cường quốc Mỹ, Trung đang tiến hành cuộc chiến không khoan nhượng nhằm tranh giành ảnh hưởng chính trị và quyền kiểm soát trên các tuyến đường biển, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.