Đối thoại Shangrila nay đã trở thành sân chơi để Mỹ kiềm chế Trung Quốc, tuyên bố chính sách CÁ - TBD của mình, khuyến khích các nước quanh vùng biển Đông đối trọng lại Trung Quốc. Trong phần diễn giảng tại đối thoại Shangrila năm nay, BTQP Mỹ Panetta đã nói rõ về chính sách CÁ - TBD và kế hoạch quân sự mới của mình. Luận điểm của Panetta phù hợp với cách nhìn nhận của giới phân tích quân sự. Họ cho rằng, theo dự đoán của Cục tình báo hải quân Mỹ, thực lực hải quân Trung - Mỹ tại Thái Bình Dương sẽ nghịch chuyển; “chiến tranh hải quân - không quân nhất thể hóa” cũng sẽ gặp phải thách thức, tấn công chính xác từ xa không còn phù hợp với lợi ích chiến lược của Mỹ. Vì TQ có “ưu thế sân nhà” trong môi trường tác chiến tại Thái Bình Dương. Quân đội TQ có ưu thế bởi các vùng biển ẩn nấp, phân tán, căn cứ không quân, pháo binh; với hàng trăm sân bay để đối phó với mấy chục sân bay của Mỹ, đồng thời với căn cứ tên lửa đạn đạo vững chắc trên bờ, đối phó với lực lượng hải quân của Mỹ lồ lộ trên biển không nơi ẩn nấp. Điều nghiêm trọng hơn cả là “giá thành cự ly”, TQ có thể chỉ cần với chi phí cho một chiến hạm của Mỹ, có thể sản xuất ra hàng nghìn quả tên lửa đạn đạo chống chiến hạm, số lượng lớn tới mức mà không một hạm đội nào có thể chịu tải nổi.

Ưu thế của phía Mỹ là chiến lược địa chính trị. Đó chính là mạng lưới quan hệ đồng minh và đối tác mà Mỹ đã dày công gây dựng bấy lâu. Mỹ lợi dụng mạng lưới này để buộc Trung Quốc phải đối phó với nhiều nước hơn và từ đó làm suy yếu lợi thế của nước này. Vì vậy, bài diễn giảng của Panetta với mục đích reo rắc “Luận thuyết mối đe dọa Trung Quốc”, bố trí và tăng cường mạng lưới đồng minh tại Á - Thái để chống lại Trung Quốc.  

Thành viên đối thoại Shangrila phần lớn là các nước phương Tây hoặc các nước ven biển. Thành viên tổ chức hợp tác Thượng Hải lại là tập hợp các nước lục địa với ý thức hệ của mình, thể hiện sự ngang vai ngang vế. Tình cảnh hai mặt của TQ đã xác định ảnh hưởng nước lớn của nó là thuộc tính của nước đại lục. Xét từ góc độ chiến lược địa chính trị, các nước lục địa coi trọng tài nguyên, trong khi các nước ven biển coi trọng lợi ích thương mại. TQ là nước có tính cách song trùng, vừa là nước đại lục, vừa là nước ven biển. Trung Quốc được sự ủng hộ của Tổ chức hợp tác Thượng Hải, giảm được mối đe dọa từ cánh sườn trên lục địa. Nói về sự mở rộng thương mại, ắt phải xuyên thủng được sự trói buộc của chuỗi đảo thứ nhất, hướng ra đại dương. Về mặt chiến lược, mạng lưới đồng minh của Mỹ theo chiến lược “tái cân bằng” bố trí phân tán, tuy có thể giảm bớt thiệt hại khi bị tấn công nhưng kết quả của “phân tán” là khó tấn công hiệu quả đối với Trung Quốc. Do vậy, chiến lược của Mỹ chú trọng vào lợi ích kinh tế chứ không phải đe dọa quân sự. Với mục đích quấy động môi trường ổn định của Á – Thái Bình Dương, kích động chạy đua vũ trang; hy sinh sự tăng trưởng kinh tế của châu Á, phá hoại đà phát triển ổn định của Trung Quốc, để đạt mục kiềm chế.

Ứng phó với chiến lược này của Mỹ, không tiện cho TQ trong việc tấn công rộng rãi để rồi trở thành đối địch với Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ, dẫn tới sự dần dần tan rã của cả mạng lưới phòng vệ. Nhưng xét về tình hình địa lý, việc lựa chọn vị trí xuyên thủng, không đâu khác, chính là chuỗi đảo từ Ryukyu qua Đài Loan đến Philppines.

Với Đài Loan, tồn tại trong mạng lưới đồng minh của Mỹ; tuy quan hệ hai bờ đang từng bước cải thiện nhưng chưa đến mức ảnh hưởng đến bố cục chiến lược. Đài Loan đang nằm trong tâm của xung đột, buộc phải nhìn thẳng vào những thay đổi của môi trường chiến lược, xem xét lại hướng đi chiến lược trong tương lai, cân nhắc việc có thể chấp nhận sự dàn xếp chính trị “phát triển hòa bình” của hai bờ.

 

Theo Trung Quốc Thời báo 

Hoàng Loan (gt)