Báo Đài Loan: Các diễn biến trong tranh chấp Biển Đông cho thấy vấn đề chính trị đã bao trùm lên tất cả, không có một quốc gia nào có thể chấp nhận việc để mất thể diện quốc gia, hứng chịu những rủi ro chính trị do việc đánh mất chủ quyền lãnh thổ.
Theo Trịnh Vũ, nghiên cứu viên Phòng nghiên cứu Nga - Âu - Á, Viện KHXH/TQ, Trung – Nga không cần hợp tác quân sự, thay vào đó là thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược trong trạng thái phi đồng minh. Tác giả đã đưa ra 6 lý do giải thích cho điều này.
Hai cường quốc Mỹ, Trung đang tiến hành cuộc chiến không khoan nhượng nhằm tranh giành ảnh hưởng chính trị và quyền kiểm soát trên các tuyến đường biển, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
So với các lựa chọn như đi đơn độc một mình hay đối đầu với Mỹ thì việc lôi kéo ASEAN như đối tác đối thoại chính tại biển Đông có thể là sự lựa chọn với chi phí thấp nhất của TQ để đạt được thỏa ước chính trị hợp lý.
Sự phát triển mạnh mẽ về hải quân, đặc biệt là tên lửa Đông Phong 21D mà phía Mỹ cho rằng nó có khả năng thay đổi cả luật chơi trên biển vốn do Mỹ chi phối. Liệu Trung Quốc sẽ trở thành một thế lực biển đáng gờm có khả năng thách thức trực diện với Mỹ?
-(Gd 14/7) Việt Nam thành lập Viện Biển Đông: Viện Biển Đông là đơn vị mới được bổ sung trực thuộc Học viện Ngoại giao; có chức năng tổ chức nghiên cứu, tổng hợp và dự báo chiến lược về tình hình thế giới, quan hệ quốc tế, các vấn đề chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, luật pháp, văn hoá và chính sách đối ngoại của các quốc gia và vùng lãnh thổ, tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trong việc...
-(Huffingtonpost 12/7) South China Sea Dispute Addressed In Meeting Between U.S. And China: The Obama administration pressed Beijing on Thursday to accept a code of conduct for resolving territorial disputes in the resource-rich South China Sea; (Nationmultimedia 12/7) South China Sea disputes 'must not hinder Asean-China ties' -(Theaustralian 12/7) Chance to calm South China Sea: ASIA'S security...
"Hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông đang đẩy khu vực theo hướng sai và gửi một thông điệp gây thất vọng về loại cường quốc mà Trung Quốc sẽ trở thành và Trung Quốc sẽ quan hệ như thế nào với các nước láng giềng. Việc yêu sách của Trung Quốc có phạm vi quá rộng ..đang tạo ra một bầu không khí lo âu ...Tôi nghĩ sự mập mờ.. của đường 9 đoạn Trung Quốc đặc biệt đáng lo ngại."
Khai mạc hội nghị ASEAN-Trung Quốc về COC; Trung Quốc xây dựng trung tâm nghiên cứu hải sản, tiến hành diễn tập ở Biển Đông; TTXVN bác bỏ thông tin tàu hải giám Trung Quốc chặn đuổi tàu công vụ Việt Nam; Philippines gửi công hàm phản đối Trung Quốc thành lập ‘thành phố Tam Sa’ và cùng Mỹ tập trận chung trên biển; Nhật Bản-Philippines tăng cường hợp tác hải quân.
Biển Đông sẽ là cái “bẫy” trên con đường phát triển hòa bình của Trung Quốc nếu như nước này sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp. Đây có thể coi là một phép thử cho sự phát triển hòa bình của nước này.