Bando_PVN_full.jpg

Việt Nam và Trung Quốc Đại lục cùng đổ xô đi thăm dò, tìm  kiếm dầu khí và khí đốt tại Biển Đông, không chỉ là hai công ty dầu khí nhà nước công khai cáo buộc lẫn nhau, mà cả Bộ Ngoại giao của hai bên cũng có một thái độ cứng rắn và nhấn mạnh về vấn đề chủ quyền. Các nhà phân tích chỉ ra rằng, trong vấn đề tranh chấp tại Biển Đông, lợi ích chính trị đã bao trùm lên tất cả các mặt,  và những vấn đề còn lại chỉ là một phương diện mà thôi.

Một chuyên gia pháp lý đề nghị không cung cấp tên cho biết, một ngày trước, trong buổi tiếp xúc với dân chúng của thành phố Hà nội, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển là một thành công to lớn, trong đó quy định hai quần đảo Hoàng Sa, và Trường sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Ông Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh ba mục tiêu của quốc gia, một là, kiên quyết bảo độc lập dân tộc, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, và đây được coi là một nhiệm vụ thiêng liêng; hai là; bảo vệ chế độ chính trị; ba là, duy trì môi trường hòa bình và ổn định, đảm bảo  việc xây dựng và phát triển cũng như đảm bảo vấn đề về an ninh quốc gia.   

Vị chuyên gia pháp lý trên cũng cho biết, ông Nguyễn Phú Trọng thực tế là nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, do đó phát biểu của ông cũng tức là quan điểm của chính phủ Việt Nam đối với vấn đề Tranh chấp Biển Đông. 

Học giả của Học viện Ngoại giao Việt Nam là ông Trần Trường Thủy cho biết, việc Việt Nam thông qua Luật biển là hoàn toàn phù hợp với Công ước Luật biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982. Ông cũng một lần nữa khẳng định, Việt Nam có chủ quyền đối với hai quần đảo  Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời nhấn mạnh việc Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) kêu gọi mời thầu trong vùng lãnh hải của Việt Nam là một hành động trái luật pháp quốc tế.  

Ông Trần Trường Thủy chỉ ra rằng, Bắc Kinh đã nhiều lần đơn phương đưa ra yêu sách “Đường chín đoạn”, tiến hành chính sách “chia để trị" đối với các quốc gia thuộc ASEAN. Trung Quốc đã gây ảnh hưởng lên các nước không có liên quan đến tranh chấp tại Biển Đông như Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, và Lào, mục đích là nhằm để chia rẽ nội bộ của ASEAN. Cho đến nay, việc Hiệp hội ASEAN không đưa ra được bất kỳ tuyên bố chung nào đối với vấn đề tại bãi cạn Hoàng Nham, điều này cho thấy  Trung Quốc đã được mục đích của họ.

Những nhà chuyên gia pháp lý thì nói, thái độ của Bắc Kinh là rõ ràng, coi Đường 9 đoạn là biên giới quốc gia trên biển tại Biển Đông, đường đứt khúc 9 đoạn hình chữ U này đã được vẽ trên bản đồ của Trung Quốc từ 70 năm trước.  

Vị chuyên gia này cũng cho biết, bởi Việt Nam thông qua Luật biển, cũng như cử máy bay chiến đấu bay tuần tra tại các hòn đảo do Việt Nam hiện đang nắm giữ, nên Trung Quốc lập tức  đưa ra những chính sách phản ứng đáp trả, điều này không nằm ngoài dự đoán. 

Theo những tin tức được đăng tải trên báo chí của Việt Nam, giáo sư Carlyle A.Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia hiện đang tham gia cuộc “Hội thảo Quốc tế về Vấn đề Biển Đông” được tổ chức tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn của Mỹ, cho rằng việc Trung Quốc Đại Lục tiến hành mời thầu quốc tế đối với 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là một hành động mang tính trả đũa của phía Trung Quốc sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển. 

Ông A.Thayer nói, đây là hành động mang tính chính trị hơn là hành động mang tính thương mại. Chuyên gia về các vấn đề Châu Á thuộc Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) là bà Bonie Glaser cũng rất đồng ý với quan điểm này.  

Các chuyên gia pháp lý đã chỉ ra rằng , trong vấn đề tranh chấp quần đảo Điếu Ngư Đài thì Trung Quốc, Nhật Bản, và Đài Loan cũng hành động tương tự, khi đặt vấn đề về chủ quyền quốc gia thì các bên đều không chịu có nhượng bộ, và tranh chấp tại Biển Đông cũng vậy. Vấn đề chính trị đã bao trùm lên tất cả, không có một quốc gia nào có thể chấp nhận việc để mất thể diện quốc gia, hứng chịu những rủi ro chính trị do việc đánh mất chủ quyền lãnh thổ. 

Vị chuyên gia pháp lý này cũng cho biết, trong vấn đề tranh chấp tại Biển Đông trong thời gian gần đây thì cả hai bên Việt Nam và Trung Quốc đều có những hành động làm dịu căng thẳng, sau khi những người phát ngôn bộ ngoại giao tuyên bố lập trường, thì giảm dần xuống tới mức là những công ty dầu khí nhà nước tiếp tục có các tuyên bố, điều này cho thấy có những thay đổi tinh tế ở bên trong.  

Ngoài ra, Việt Nam đã luôn nhấn mạnh việc hy vọng Trung Quốc Đại Lục sẽ tôn trọng Công ước Luật biển Liên Hiệp Quốc năm 1982, tuy nhiên do Mỹ lo ngại rằng chủ quyền bị phụ thuộc vào một tổ chức quốc tế, cũng như yếu tố phải chi trả các loại thuế phí cho việc khai thác những tài nguyên tại các vùng biển quốc tế, nên cho tới nay thì Quốc hội Mỹ cũng vẫn chưa thông qua Công ước này. 

Nghị sĩ Quốc hội Mỹ là ông Joe Libeman, khi tham gia phát biểu trong “Hội thảo Quốc tế về Vấn đề Biển Đông” tại Hoa Thịnh Đốn đã đề nghị Trung Quốc Đại Lục nên có hành động làm giảm căng thẳng tại Biển Đông, đồng thời đảm bảo hòa bình, ổn định của khu vực và đối thoại với nhiều bên; Ngoài ra, việc giải quyết tranh chấp cần tuân theo luật pháp quốc tế, chứ không phải chỉ là những chứng cứ lịch sử.

Ông Libeman cũng đề nghị Quốc hội Mỹ thông qua Công ước Luật Biển Quốc tế. 

Ngày hôm qua thì Hội Luật gia Việt Nam và Hiệp hội Dầu khí Việt Nam đã cho ra một tuyên bố chung nhằm phản đối hành động của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc trong việc công khai mời thầu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời họ cũng tiếp tục nhấn mạnh hành vi của phía Trung Quốc đã vi phạm Công ước Luật biển của Liên hiệp quốc, cùng lúc cũng vi phạm các  nguyên tắc của bản “Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC)” đã đạt được giữa Trung Quốc và ASEAN, cũng như bản thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản nhằm chỉ đạo việc giải quyết các vấn đề trên biển đã được lãnh đạo cấp cao của hai nước thông qua. 

Các chuyên gia pháp lý chỉ ra rằng, những tranh cãi nhấn mạnh đến các mặt về luật pháp và kinh tế, để nhằm giành chủ quyền tại Biển Đông chỉ là một cuộc cãi vã (cuộc chiến nước bọt), với việc giải quyết tranh chấp, nó không có tác dụng hỗ trợ thực chất, vì vấn đề mấu chốt thực sự lại là những vấn đề đấu tranh về chủ quyền và chính trị vốn vô cùng phức tạp và nhiều biến động. Nếu các quốc gia không nhìn thẳng vào vấn đề thực tế, lộ trình để giải quyết vấn đề sẽ còn chứa đầy những biến số, và tham biểu thời gian cho một kết quả giải quyết sẽ vẫn còn vời xa.      

 

(NCBĐ) Nguồn trích dẫn:

東海爭議 政治凌駕法律經濟

/ Dịch Việt ngữ: Đăng Dương