Ngày 6/9/2011, Văn phòng báo chí Quốc vụ viện Trung Quốc đã công bố Sách Trắng về “Phát triển hòa bình của Trung Quốc”. Sách trắng đề cập về nguồn gốc, mục tiêu phát triển hòa bình, phương châm chính sách đối ngoại cũng như ý nghĩa của việc phát triển hòa bình của Trung Quốc. Toàn văn Sách trắng như sau:
Đến hẹn lại lên, mỗi khi diễn ra các chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ, Trung Quốc được các chính trị Mỹ gia sử dụng với vai trò là “vật tế thần” nhằm giành được sự ủng hộ của cử tri. Một số bình luận trong bài “INSIGHT-China centre stage in long-running U.S. campaign” trên Reuters như sau.
Việc chủ động can dự vào Biển Đông của Ấn Độ nằm trong chính sách “Hướng Đông”, một mặt tạo sự ảnh hưởng tại khu vực, mặt khác cũng là để đáp trả việc Trung Quốc ủng hộ Pakixtan đối phó với Ấn Độ.
Trung Quốc lại một lần nữa lên tiếng phản đối các hoạt động thăm dò dầu khí ở Biển Đông của Công ty ONGC Videsh Ltd. của Ấn Độ và nói rằng nếu không có sự chấp thuận của Trung Quốc thì những dự án như vậy là bất hợp pháp và vô giá trị. Báo chí Ấn Độ trích lời Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 19/9 nói rằng Ấn Độ sẽ xâm phạm “chủ quyền và lợi ích quốc gia của Trung Quốc” nếu công...
Báo "Rebelion" của Tây Ban Nha mới đây đã đăng bài phân tích India busca pleito con China của cựu Đại sứ Ấn Độ M.K. Bhadrakumar liên quan đến những sự kiện đang diễn ra tại Biển Đông. Theo bài báo, trong vài năm trở lại đây, Ấn Độ đã bắt đầu "nhúng tay" vào khu vực Biển Đông và có vẻ như đang tiến một bước quyết định để tới “vùng nước xoáy”.
Theo tờ The Straits Times Singapore của Singapore ngày 20/9 có đăng bài Asian giants edging towards confrontation. trong hơn hai năm qua, các nhà lãnh đạo hàng đầu của Ấn Độ đã xem nhẹ tin tức về việc Trung Quốc tăng cường lực lượng chiến đấu dọc khu vực mà hai nước đang tranh chấp khi nói rằng khu vực này đã yên bình hơn 20 năm qua.
Bài viết trên mạng Tân Hoa cho rằng Biển Đông hiện nay trở thành tiêu điểm chiến lược quan trọng của Á - Âu, vài năm tới Biển Đông sẽ trở thành tuyến đầu quân sự của Trung Quốc. Khi các cường quốc thế giới và khu vực ngày càng can dự và lo ngại cùng với sức mạnh quân sự gia tăng và tham vọng khống chế Biển Đông của Trung Quốc.
Nhật báo Asahi gần đây đăng bài “South China Sea disputes: Harbinger of regional strategic shift?” của Yoichi Kato, chuyên gia phân tích vấn đề an ninh quốc gia. Theo đó, các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông giữa Trung Quốc và các quốc gia ven biển khác đang ngày càng có ý nghĩa hơn về mặt chiến lược đối với toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương và bên ngoài khu vực, đây có thể là điềm báo về sự...
Ngày 11/9, nhật báo Asahi đã đăng bài South China Sea disputes: Harbinger of regional strategic shift của tác giả Yoichi Kato, chuyên gia phân tích vấn đề an ninh quốc gia của nhật báo này, về vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. Tác giả nhận định các tranh chấp này có thể là điềm báo về sự thay đổi mang tính chiến lược trong khu vực và những thách thức lớn đối với Nhật Bản.
Bản báo cáo của của Cục Nghiên cứu Quốc gia về Châu Á (NBR) của Mỹ phân tích, đánh giá những rủi ro ở vùng Biển Đông, biển Hoa Đông và Vịnh Thái Lan; các xu hướng gần đây tại các vùng biển tranh chấp - bao gồm cả tích cực và tiêu cực; các rào cản và cơ hội để thúc đẩy hợp tác. Cuối cùng, báo cáo đề xuất một loạt các kiến nghị chính sách cho các bên liên quan. Bản báo cáo được thực hiện bởi các chuyên...