Thời báo Nhật Bản ngày 19/9 cho rằng, 10 năm qua, tốc độ phát triển sức mạnh quân sự Trung Quốc đã vượt quá sự dự đoán của nhiều người, chỉ riêng trong một năm qua, Trung Quốc đã triển khai hệ thống tên lửa chống hạm, hoàn thành thử nghiệm chiếc may bay chiến đấu tàng hình đầu tiên, hạ thủy tầu sân bay đầu tiên, sự phát triển sức mạnh quân sự Trung Quốc đã đến mức gây thách thức tại Thái Bình Dương.

Phản ứng trước sự kiện trên biển gần đây giữa Trung Quốc và Ấn Độ, Mỹ yêu cầu cần triển khai tiến trình ngoại giao để giải quyết liên quan tranh chấp Biển Đông.

Biển Đông hiện nay trở thành tiêu điểm chiến lược quan trọng của Á - Âu, nhiều người còn cho rằng, vài năm tới Biển Đông sẽ trở thành tuyến đầu quân sự của Trung Quốc. Các nước châu Á lo ngại cùng với sức mạnh quân sự gia tăng nhanh chóng, Trung Quốc không những muốn khống chế Biển Đông giàu tài nguyên dầu khí mà còn muốn khống chế tuyến đường biển quốc tế là huyết mạch kinh tế tại khu vực này. Đáp lại việc Trung Quốc đưa chủ quyền Biển đảo (Biển Đông) vào “lợi ích cốt lõi”, Mỹ đã đề xuất Mỹ ủng hộ xây dựng một cơ chế quốc tế để điều phối yêu cầu chủ quyền giữa các nước Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Việt Nam, Indonesia, Malaysia. Các nước khu vực đã ủng hộ quan điểm này của Mỹ mà không phải lập trường song phương của Trung Quốc đưa ra.

Ấn Độ cũng muốn bảo vệ tuyến đường biển từ khu vực Biển Đông đến Đông Bắc Á và Mỹ, do gần đây ảnh hưởng của Ấn Độ đối với Đông Á và ĐNÁ ngày càng tăng nên rất muốn khẳng định lợi ích hợp pháp của mình tại khu vực Biển Đông Á. Gần đây do Trung Quốc tăng cường sự hiện diện tại khu vực Nam Á và Ấn Độ Dương, nên Ấn Độ cũng muốn đưa ra yêu cầu quyền lợi của mình tại Đông Á, Ấn Độ muốn mở rộng phạm vi đối tác an ninh, quyết đinh hợp tác với Việt Nam nhằm đảm bảo sự hiện diện lâu dài của mình tại khu vực này.

Mỹ dẫn đầu các nước bao vây kiềm chế Trung Quốc, trước thái độ cứng rắn và ưu sách chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc,các nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền Biển Đông đang liên kết với nhau. Mỹ cũng đã tham dự vào tranh chấp này và đang có sự điều chỉnh bố trí quân sự tại khu vực. Các đồng minh của Mỹ là Nhật Bản, Hàn Quốc cũng dựa vào Mỹ triển khai việc bảo vệ lợi ích từ nguồn năng lượng quan trọng qua vùng biển châu Á này. Bên cạnh đó, một đồng minh khác của Mỹ là Australia, phần lớn thương mại mậu dịch của nước này với châu Á cũng được vận chuyển qua khu vực Biển Đông. Hiện nay, Ấn Độ cũng gia nhập vào hàng những nước chủ yếu có quyền lợi giao thông tại Biển Đông.

Các nước Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc đã cùng phối hợp lập trường với Mỹ liên quan đến Biển Đông, các nước này cũng lên kế hoạch sẽ đưa ra những lo ngại đối với Trung Quốc tại Hội nghị cấp cao Đông Á được tổ chức vào tháng 11/2011 tại Indonesia.

Hải dương trở thành võ đài mới trong cạnh tranh Trung Quốc - Ấn Độ. Võ đài này còn có ý nghĩa cả về an ninh quốc phòng.

Ngay sau khi Ấn Độ tuyên bố sẽ hợp tác với Việt Nam khai thác dầu khí Biển Đông, ngày 17/9 Trung Quốc đã bày tỏ rằng sẽ mở rộng phạm vi việc thăm dò khu vực đáy biển của nước này tại vùng Tây Nam Ấn Độ Dương. Tuyên bố này được xem là một phần của chính sách phát triển Hải dương Trung Quốc từ 2011 - 2015. Ngoài ra, Cục Quản lý đáy biển quốc tế ngày 11/7 cũng đã đồng ý cho Hiệp hội nghiên cứu phát triển tài nguyên khoáng sản Đại dương của Trung Quốc được tiến hành một số hoạt động thăm dò tại Ấn Độ Dương./.

Hồng Hải (gt)