Nội dung chủ nghĩa hiện thực kinh tế của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump (Trumponomics) là gì và nó sẽ có tác động như thế nào đối với tiến trình toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay?
Chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump đang trở nên tốt một cách đáng ngạc nhiên. Có vẻ như đội ngũ cố vấn an ninh, đối ngoại của ông đang thực hiện tốt hơn những gì người ta nghĩ.
Thách thức đặt ra cho chính trị quốc tế trong thời điểm này không phải là việc hoàn tất xây dựng trật tự thế giới tự do theo cách thức thông thường mà là tìm cách ngăn chặn sự xói mòn trật tự quốc tế và xây dựng lại hệ thống toàn cầu trên cơ sở bền vững hơn.
Trái với Chính quyền Obama, Tổng thống Donald Trump luôn tỏ ra hữu nghị với Nga và cá nhân Tổng thống Putin. Một số phương tiện thông tin đại chúng bằng cách so sánh lịch sử, dự đoán rằng, ông Trump có thể sử dụng “lá bài Nga” để chống Trung Quốc. Liệu có cơ sở thực tế cho kịch bản này hay không?
Mỹ và Trung Quốc cần ghi nhớ hai điều hiển nhiên sau: Các cuộc chiến thương mại có thể dễ dàng gây tổn hại tới quốc gia khởi xướng cũng như quốc gia mục tiêu, và phát động chúng thì dễ hơn nhiều so với ngăn chặn chúng. Cả hai quốc gia nên hướng đến giải pháp mang tính xây dựng, cùng hướng tới các chuẩn mực chung toàn cầu về thương mại.
Ông Trump nên nhận ra rằng các thỏa thuận chỉ có thể đạt được khi một bên có niềm tin vào bên kia. Cho tới nay, dường như phía Bắc Kinh cho thấy bản thân nước này không đáng được tin cậy. Theo đó, Trump nên được chuẩn bị để ăn miếng trả miếng với một Trung Quốc thiếu tinh thần hợp tác và có ý định thay đổi trật tự thế giới vốn do Mỹ xác lập.
Bài viết phân tích các chính sách thương mại toàn cầu của Mỹ sau khi Donald Trump lên nắm quyền từ các phương diện như mục tiêu chính sách thương mại, khả năng thực thi, sự thay đổi chính sách thương mại và những ảnh hưởng sau khi thực thi chính sách thương mại.
Không ai biết ông Trump sẽ định hình trật tự thế giới như thế nào. Nhưng dịch chuyển quyền lực trong hệ thống quốc tế và các động lực từ cuộc bầu cử Mỹ có nhiều khả năng sẽ đưa tới sự xuất hiện của một nước Mỹ hoàn toàn khác biệt so với những gì trong 7 thập kỉ qua.
Khi Mỹ cân nhắc việc chi từ 6-7% ngân sách quốc phòng cho việc hiện đại hóa các vũ khí hạt nhân, người Mỹ cần hiểu rằng các đối thủ của họ không bao giờ ngừng hiện đại hóa. Một nước Nga quyết đoán và một Trung Quốc mạnh hơn làm gia tăng mối đe dọa mà Mỹ phải đối mặt.
Vấn đề lớn nhất đối với vị tổng thống tiếp theo của Mỹ không phải là dự đoán một sự kiện hay vấn đề cụ thể phải đương đầu, mà là sự thiếu khiêm nhường của Mỹ về kiến thức và khả năng dự đoán cũng như kiểm soát các sự kiện xung quanh nước Mỹ.