Chiến tranh thương mại Trung-Mỹ: Cuộc trường chinh mới

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung có lẽ chỉ mới chứng kiến cái kết của sự khởi đầu và còn lâu mới chấm dứt. Nếu đúng như vậy, thì đối với Mỹ, việc chuẩn bị đối phó với thuế quan và những biến động kinh tế kéo dài sẽ là khôn ngoan. Tương tự, Tập Cận Bình cần đảm bảo rằng “cuộc trường chinh mới” của Trung Quốc do ông dẫn dắt sẽ không bị thất bại.

01/07/2019

RCEP: Phạm vi rộng, trọng tâm hẹp

Dù mang đầy tham vọng nhưng RCEP sẽ khó tạo ra thay đổi lớn kể cả khi 16 nước đạt được sự đồng thuận vào tháng 11 tới. Vì tập trung chủ yếu giải quyết các hàng rào thuế quan nên RCEP không chú ý đến những hàng rào phi thuế quan có thể ảnh hưởng tới sự lưu thông thương mại trong khu vực và sự hội nhập chuỗi cung ứng, chưa kể một số loại thuế không được miễn hoàn toàn kể cả sau khi đã áp dụng tự do hóa thương mại.

14/06/2019

Quan hệ kinh tế ASEAN-Ấn Độ: Nền tảng thấp, tiềm năng lớn

Dù có sự quan tâm rộng lớn đối với Đông Nam Á, Ấn Độ liên tục bị chỉ trích vì lập trường cứng rắn về các thỏa thuận thương mại với ASEAN. Hơn nữa, Ấn Độ thường được so sánh với các đối tác đối thoại Đông Á của ASEAN để làm nổi bật sự can dự hạn chế về mặt kinh tế của nước này với ASEAN. Tại sao ASEAN và Ấn Độ lại có một mối quan hệ kinh tế hạn chế như vậy?

23/11/2018

Một cách hiệu quả hơn để thách thức Trung Quốc về thương mại

Khao khát của Trump là chiến đấu chống lại chủ nghĩa trọng thương của Trung Quốc được chia sẻ rộng rãi trên mọi phương diện chính trị của Mỹ và ngày càng nhiều trong khu vực tư nhân Mỹ. Tuy nhiên, điều gây tranh cãi nhiều hơn là cách tiếp cận của ông.

25/05/2018

Chiến lược vượt qua Mỹ của các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương

Nhật Bản và Úc đã đóng vai trò tiên phong trong việc thúc đẩy Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương mà không có Mỹ. Thỏa thuận này được ký kết vào ngày 8/3 và có khả năng sớm có hiệu lực vào đầu năm 2019, sau khi ít nhất 6 trên 11 quốc gia thành viên thông qua.

27/04/2018

Kết nạp Trung Quốc vào WTO có phải là sai lầm?

Mỹ đã và đang có sự bất mãn ngày càng gia tăng đối với việc Bắc Kinh không tuân theo các chuẩn mực kinh tế tự do. Việc để cho Trung Quốc gia nhập WTO có phải là một sai lầm chiến lược hay không? Nếu đó là một sai lầm, có lựa chọn thay thế nào tốt hơn?

24/04/2018

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có phải là lựa chọn duy nhất?

Đối thoại vẫn là thiết yếu. Nó phải được thực hiện thường xuyên, không phải để tạo ra một vẻ ngoài giả tạo là kết hợp các quy chuẩn mà đơn thuần để tránh những cơn phẫn nộ không cần thiết và phản tác dụng. Không dễ để thắng trong những cuộc chiến tranh thương mại. Mặt khác, về cơ bản không dễ để thua trong các cuộc đối thoại.

03/04/2018

Mỹ đã đánh mất ảnh hưởng tại châu Á như thế nào?

Nếu Mỹ tiếp tục duy trì vị thế lãnh đạo APEC trong việc thúc đẩy Khu vực mậu dịch tự do châu Á-Thái Bình Dương thì việc rút khỏi TPP là một sai lầm chính sách khủng khiếp. Một lý do mà Nhật Bản dẫn đầu thúc đẩy CPTPP là để chờ đợi “Người đẹp ngủ trong rừng” thức giấc trong tương lai gần.

02/04/2018

TPP sống sót, Mỹ thất thủ

Người ta tiếc cho thỏa thuận TPP và viết nhiều lời tuyên bố về sự chấm dứt của thỏa thuận này. Nhưng một năm sau đó, tình thế đã đổi khác.

21/03/2018