Nhật báo Yomiuri gần đây đăng tải các nhận định của cựu Đại sứ Nhật Bản tại Nga Minoru Tamba và Giáo sư Nobuo Shimotomai của trường Đại học Hosei, chuyên gia về chính trị ở Nga và quan hệ Nhật-Nga, về khả năng thay đổi chính sách đối ngoại của Nga khi Thủ tướng Vladimir Putin quay trở lại chiếc ghế tổng thống.
Bài viết của NCS. Vũ Hải Đăng và TS. Nguyễn Chu Hồi đánh giá về việc xây dựng thể chế liên quan đến những cơ chế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển tại Biển Đông. Phân tích cho thấy kết quả khá thất vọng trong quá trình xây dựng thể chế bảo vệ môi trường biển tại Biển Đông và khu vực vẫn còn một quãng đường dài trong vấn đề này.
Bài viết trên mạng Jamestown nhận định mối quan hệ Trung-Mỹ đang có xu hướng đối đầu sau khi Mỹ tuyên bố "quay trở lại Châu Á". Đối phó với chiến lược của Mỹ, Trung Quốc đang áp dụng nhiều ‘mũi giáp công’ để tránh né thách thức của Washington.
Sau Hội nghị APEC ở Hololulu, Hội nghị cấp cao Đông Á ở Bali cũng như sau bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Quốc hội Ôxtrâylia, việc Mỹ chuyển trọng tâm chính sách ngoại giao sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương lập tức trở thành chủ đề nóng bỏng của dư luận. Dưới đây là những phân tích của đai sứ Hứa Thông Mỹ, từng là đại diện của Xinhgapo tại Liên hợp quốc, về vấn đề cũng như phản ứng...
Nếu ai có bất kỳ nghi ngờ nào về việc thế giới đang ở trong một sự thay đổi mạnh mẽ thì các sự kiện trong tháng 11 đã xua tan điều đó. Việc châu Âu kêu gọi Trung Quốc cứu trợ đồng euro và việc Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Bali để vận động sự hỗ trợ của châu Á là những bằng chứng cho thấy sự thay đổi. Câu hỏi đặt ra là ai sẽ là người dẫn đầu thế giới trong thế kỷ 21 và sẽ làm như thế nào?
Căng thẳng giữa Oasinhtơn và Mátxcơva xung quanh cuộc bầu cử Đuma Quốc gia đang đe dọa chính sách "tái khởi động" quan hệ với Nga của Tổng thống Barack Obama. Căng thẳng giữa hai bên có thể leo thang hơn nữa trong bối cảnh các cuộc bầu cử tổng thống của cả hai nước đều diễn ra vào năm tới. “U.S., Russia resetting 'reset' button in relations”
Tạp chí The National Interest (Mỹ) số ra gần đây có bài viết về quan hệ Trung-Mỹ nhan đề “Hegemony with Chinese Characteristics”, trong đó đánh giá Mỹ và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đang bị kẹt vào một cuộc chiến thầm lặng nhưng ngày càng căng thẳng để tranh giành quyền lực và ảnh hưởng không chỉ ở châu Á mà còn trên khắp thế giới.
Quan hệ Trung-Mỹ là một mối quan hệ song phương ngày càng quan trọng, đặc biệt là đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương (TBD). Tuy giữa Trung Quốc và Mỹ đang tồn tại những lợi ích chung rộng rãi, có không gian hợp tác tương đối lớn, nhưng hai nước đang có xung đột về thiên hướng chiến lược trong việc làm thế nào để khu vực phát triển, đã mang đến những ảnh hưởng khó lường cho sự phát triển của khu...
Trung Quốc đã phát tín hiệu phủ nhận UNCLOS bằng việc khẳng định “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với Biển Đông, quan điểm của Bắc Kinh đã gây nên xung đột với các quốc gia khác. Để đạt giải pháp công bằng cho tất cả các bên, các nước ASEAN cần liên kết để tìm ra một tiếng nói chung trong cách tiếp cận để giải quyết vấn đề Biển Đông đối với Trung Quốc.
Ngày 8/12, một quan chức quốc phòng của Mỹ cho biết Oasinhtơn đã tìm cách tái khẳng định với Bắc Kinh rằng việc Mỹ tăng cường quan hệ quân sự với Ôxtrâylia không nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc. Phát biểu trên được đưa ra một ngày sau khi giới quan chức quân sự Mỹ và Trung Quốc kết thúc cuộc đối thoại quốc phòng thường niên. “U.S. seeks to reassure China on Australia military ties”