Công ước Luật biển của Liên Hiệp Quốc UNCLOS năm 1982 ghi nhận các đại dương là di sản chung của thế giới bằng một tập hợp các điều luật quy định về vùng đặc quyền quốc gia 200 hải lý từ bờ biển tương ứng của họ. Những vùng nước bên ngoài sẽ được mở ngỏ cho tất cả các hình thức sử dụng nhằm mục đích đóng góp cho các quan hệ hòa bình và hữu nghị. Bằng việc tuyên bố chủ quyền đối với Biển Đông, Trung Quốc đã bác bỏ bản công ước này. Những căng thẳng hiện nay trên Biển Đông bắt đầu từ năm 2009, sau khi Ủy ban Giới hạn Thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc quy định hạn chót cho việc đệ trình yêu sách vùng thềm lục địa mở rộng dựa trên quy định 200 hải lý của UNCLOS. Sau khi Việt Nam và Malaysia đệ trình yêu sách của mình, Trung Quốc đã đưa ra một bản đồ với 9 đường đứt đoạn, yêu sách gần như toàn bộ Biển Đông. Sáu quốc gia có biên giới biển và những nước khác cũng rất quan tâm tới vấn đề. Đó là đường yêu sách mở rộng đằng sau những căng thẳng gia tăng tại Biển Đông. - YaleGlobal

Là trung tâm của nền kinh tế toàn cầu đang chuyển dịch về phương đông, nó phản ảnh sự trỗi dậy của Trung quốc như một một nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Những tuyến thương mại phục vụ khu vực cũng đạt được tầm quan trọng hơn, điều này đồng thời còn đem lại sự quan tâm mới đối với Công ước Luật biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) năm 1982. Đây là cơ chế luật pháp quốc tế đã duy trì trật tự hải dương từ hơn một thập kỷ rưỡi qua, và hiện nay, Đông Á đang nổi lên như một vũ đài xung đột mới.

Trung Quốc đã phát tín hiệu phủ nhận UNCLOS bằng việc khẳng định “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với Biển Đông. Quan điểm này xung đột với những yêu sách của năm quốc gia tiếp giáp Biển Đông khác bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, cùng một bên là Đài Loan, vốn cũng có những yêu sách pháp lý đối với các vùng nước, các đặc tính và những hòn đảo dựa trên quy định của UNCLOS.

Cùng với sự xuất hiện như một quốc gia thương mại lớn, những yêu sách từ hàng thập kỷ trước bỗng trở thành cấp thiết, vì Trung Quốc đang phụ thuộc nhiều hơn bao giờ hết vào tuyến đường biển quốc tế kéo dài từ các vùng nước của Đông Á tới Trung Đông. Trước kia, Trung Quốc đã từng tự cung ứng về mặt năng lượng thì ngày nay họ đang phải nhập khẩu dầu mỏ, và sự phụ thuộc này sẽ ngày càng gia tăng đáng kể trong hai thập niên tới. Trung Quốc có những quan ngại đối với sự an toàn của tuyến đường vận chuyển trên biển và cho cả nhu cầu của họ đối với nguồn năng lượng hydrocarbon trầm tích tại Biển Đông, nơi được cho là có chứa một lượng dầu mỏ và khí gas dự trữ đáng kể.

Đọc toàn bộ bản dịch tại đây

Carlyle A.Thayer, GS. danh dự tại Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Australia.

Đăng Dương (dịch)

Bản gốc tiếng Anh: SOUTH CHINA SEA: A COMMONS FOR CHINA ONLY? China rejects UN treaty by asserting sovereignty over the South China Sea”