Khi đánh giá nền kinh tế Trung Quốc, câu hỏi không phải là liệu người ta nên có thái độ tích cực hay tiêu cực. Thay vào đó, nó là về một khuôn khổ dẫn tới một cách hiểu tốt hơn về thực tế Trung Quốc.
Hợp tác giữa hai nước đã trở thành một thành tố quan trọng đóng góp vào hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nhưng cả Ấn Độ lẫn Nhật Bản tin rằng sẽ là khôn ngoan nếu thu hút sự tham gia của Trung Quốc về mặt kinh tế cũng như an ninh. Điều này có thể làm cho Bắc Kinh trở thành một bên liên quan có trách nhiệm trong khu vực.
ASEAN đã rất khôn khéo trong việc duy trì các kênh liên lạc thiết thực với Triều Tiên, trong khi vẫn tiếp tục làm sâu sắc mối quan hệ chiến lược với Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. Điều này giúp ASEAN có một vị trí duy nhất để đóng vai trò xây dựng và mang lại kết quả trong việc ngăn chặn cuộc xung đột đang đến gần ở Đông Bắc Á.
Những thách thức mới của Tập Cận Bình sẽ chính thức bắt đầu sau khi ông đọc xong báo cáo chính trị của mình tại đại hội. Những thách thức đó chính là làm sao để nối dài những thành công trong quá khứ về cải cách và phát triển kinh tế.
Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ là dịp để tiến hành thảo luận lần cuối cùng về RCEP trong bối cảnh ông Tập đang chơi “ván cờ” thương mại thế giới. Các kỳ thảo luận lần này sẽ xác định liệu Trung Quốc có đang dẫn dắt các cuộc thương lượng về RCEP hay không và ở mức độ nào để theo đuổi mục tiêu thay đổi trật tự địa chính trị ở châu Á.
Doanh thu từ việc bán vũ khí của Trung Quốc đang tăng lên. Trên thực tế, trong giai đoạn năm 2012-2016, xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc vượt Đức, Pháp và Anh, đưa Trung Quốc trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 3 thế giới. Đây không phải hiện tượng ngắn ngủi mà là một xu hướng lâu dài.
Ý tưởng cho rằng Trung Quốc nắm giữ chiếc chìa khóa giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị và quân sự đang diễn ra trên bán đảo Triều Tiên đã trở thành quan điểm chủ đạo trong chính sách của Mỹ đối với Triều Tiên suốt 7 thập kỷ qua, và ý tưởng này sẽ xuất hiện bất cứ khi nào Mỹ-Triều leo thang căng thẳng và đe dọa chiến tranh.
Trung Quốc cho biết, các thiết bị không người lái cũng có thể sẽ sớm được triển khai trong lực lượng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) để giúp thực hiện các nhiệm vụ thăm dò và tấn công “nhờ khả năng mang theo rađa, các thiết bị phát hiện tàu ngầm hay tên lửa”.
Chủ nghĩa dân túy đang lan rộng tại Châu Âu, đặc biệt là trong bối cảnh về chủ nghĩa khủng bố và khủng hoảng người tị nạn. Lực lượng và dòng tư tưởng nào sẽ ngăn chặn xu hướng này?
Nhiều nhà quan sát nhận xét sự xoay trục sang Châu Á của Nga chủ yếu hướng tới Trung Quốc, dù trong dài hạn Bắc Kinh có thể là một mối đe dọa đối với những lợi ích của Moskva và trên thực tế Nga cũng chỉ được Trung Quốc coi là đối tác yếu hơn. Vậy trên thực tế cho tới năm 2017, vị thế của Nga tại châu Á như thế nào?