Cuốn sách tập trung phân tích hai ý chính: (i) Các nguyên nhân dẫn đến xung đột, căng thẳng leo thang của hai cường quốc Mỹ - Trung; và (ii) những đề xuất nhằm xoa dịu và giảm nhẹ căng thẳng leo thang của hai nước. Cuốn sách còn có giá trị tham khảo đối với cả với những nước ngoài cuộc, có thể nhìn vào những diễn biến đó để điều chỉnh chính sách của mình cho phù hợp hơn để chịu ít tổn thương nhất khi...
Cuốn sách đã tiến hành phân tích một cách toàn diện các khía cạnh trong quá trình phát triển của Trung Quốc từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,…, cho đến tư tưởng, ý thức hệ, để đưa ra kết luận, mặc dù Trung Quốc đang sở hữu nhiều lợi thế vượt trội song vẫn tiềm tàng nhiều yếu tố khiến việc trở thành cường quốc hàng đầu, thống lĩnh thế giới trong thế kỷ 21 vẫn là một tham vọng chưa thể đạt tới...
Tháng 7 năm 2018, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Xờ-tốc-khôm (SIPRI) và Quỹ Friedrich Ebert Stiftung (FES) công bố báo cáo “Con đường Tơ lụa trên biển của thế kỷ 21: Các tác động an ninh của Con đường Tơ lụa trên biển và ứng phó của Liên hiệp châu Âu”. Nghiên cứu Biển Đông xin giới thiệu một số nội dung chính của Báo cáo để góp phần hoàn thiện bức tranh về kết nối hạ tầng trong khuôn khổ Sáng kiến...
Trung Quốc tuyên truyền khôi phục rạn san hô ở Trường Sa và bao biện việc đâm chìm tàu cá Việt Nam; Tàu chiến thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga thăm Philippines; Anh dự định thiết lập một căn cứ quân sự ở Đông Nam Á; Tổng thống Mỹ ký ban hành “Đạo luật sáng kiến tái bảo đảm châu Á 2018”.
Khi cuộc cạnh tranh siêu cường giành tầm ảnh hưởng khu vực đạt tới một cường độ mới, có lẽ Campuchia sẽ nhận thấy mình ở trung tâm của một cuộc chiến tranh lạnh mới ở Đông Nam Á.
“Đường lối chính sách” của Tập Cận Bình không quan tâm nhiều đến việc phân tích các mối đe dọa mới hay các vấn đề học thuyết trừu tượng nhất, mà thay vào đó là danh sách những thứ mà PLA tuyệt đối phải hoàn tất trong một khoảng thời gian ngắn.
Cuốn sách tiếp cận được nhiều nguồn thông tin trong nội bộ Philippines, xâu chuỗi và tổng kết được các diễn biến trên chính trường Philippines một cách toàn diện và chi tiết. Do đó, cuốn sách cung cấp một bức tranh toàn diện về quá trình chuẩn bị và tranh tụng của Philippines với nhiều câu chuyện hậu trường, nhiều tình tiết bất ngờ.
Cuốn sách mô tả toàn diện về ván cờ mới trên Biển Đông với nhân tố chính là chiến lược Biển Đông của các cường quốc Trung Quốc, ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga và EU, qua đó thể hiện rất rõ mức độ nghiêm trọng và bản chất quốc tế của vấn đề Biển Đông, đồng thời cho thấy chính sách với Biển Đông của các cường quốc vượt qua các tính toán về kinh tế mà hướng tới các mục tiêu sâu xa hơn về mặt chiến lược...
Năm 2018 đánh dấu một thập kỷ trưởng thành của chuỗi Hội thảo quốc tế về Biển Đông - “Hợp tác vì hoà bình và phát triển khu vực”. Tại hội thảo lần này, 32 tham luận đã được trình bày, tình hình Biển Đông, động thái của các nước trong 10 năm qua được các đại biểu thảo luận, đánh giá toàn diện.
Trên cơ sở chính sách Hành động hướng Đông và sáng kiến chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Ấn Độ đã từng bước tăng cường can dự vào vấn đề Biển Đông đồng thời đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia khu vực trong lĩnh vực hàng hải. Là quốc gia yêu sách chủ chốt, đồng thời là điểm nhấn quan trọng trong chính sách Hành động hướng Đông, Việt Nam đã nhận được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ và hợp tác từ Ấn...