Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan lên tiếng cảnh báo rằng các tranh chấp lãnh hải hiện nay ở Biển Đông có nguy cơ trở thành "Palextin của châu Á", tạo ra một cuộc xung đột bạo lực, gây chia rẽ sâu sắc giữa các quốc gia cũng như bất ổn trong khu vực.
Sức mạnh kinh tế và sức ảnh hưởng quốc tế của Nhật Bản đang giảm mạnh so với những năm trước, điều này khiến Nhật Bản - quốc gia nên nêu cao chủ nghĩa hòa bình, đang ngấm ngầm thông qua các động tác nhỏ như viện trợ quân sự, bán vũ khí, tham gia tập trận chung… để lôi kéo các nước Đông Nam Á - mở rộng sức ảnh hưởng quân sự nhằm mục đích đối kháng với một Trung Quốc đang trỗi dậy.
Khi bàn về mối quan hệ giữa một bên là các nước ASEAN và Trung Quốc và bên kia là các nước này với Mỹ, tạp chí "Địa chính trị" nhận xét các cuộc cãi vã giữa con người với con người - dù họ thuộc nền văn minh nào, nền văn hóa nào, dù về phương diện chiến lược hay chỉ đơn thuần có tính chất kinh tế và thương mại - nhằm mục đích tìm kiếm ảnh hưởng thường để phục vụ cho nguyện vọng bá quyền của mình, đôi...
Tại buổi trao đổi với chủ đề: “Biển Đông: Tranh chấp, nguy cơ và chính sách ngoại giao” do Viện Nghiên cứu Hoàng gia về các vấn đề quốc tế tổ chức, Michael Williams, Quyền chủ nhiệm Chương trình Châu Á của Chatham House và ông Christian Le Miere, chuyên gia nghiên cứu về an ninh hàng hải và lực lượng hải quân của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) đã đưa ra phân tích đánh giá về tình hình Biển...
Theo “Bưu điện Hoa Nam buổi Sáng” số ra ngày 22/11, ngay cả khi có một nước “chư hầu” là Campuchia làm Chủ tịch luân phiên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Trung Quốc cũng khó có thể kiềm chế các nước thành viên ASEAN trong vấn đề giải quyết những tranh chấp lãnh hải giữa Bắc Kinh với một số nước thành viên hiệp hội này.
Thay đổi trong chính sách đối ngoại được dự đoán sẽ diễn ra với dàn lãnh đạo mới của Bắc Kinh những chắc chắn sẽ không thay đổi cấp tiến mà chỉ điều chỉnh dần dần một số cách tiếp cận, chiến thuật và đặc điểm. Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ cố gắng giữ cân bằng giữa hai chiến lược “giấu mình chờ thời” và “chủ động tích cực”.
Việc Mỹ quay trở lại châu Á và nhấn mạnh quyền tự do hàng hải quốc tế là hành động nhằm ngăn chặn Trung Quốc biến Biển Đông thành nội hải, thành sân sau của mình.
Ngay sau khi tái đắc cử TTh Mỹ Barack Obama đã chú ý tới châu Á với chuyến đi thăm Đông Nam Á mới đây, nơi mà Mỹ muốn tái khẳng định ảnh hưởng. Điều này đã cho thấy Mỹ nhấn mạnh chiến lược“tái cân bằng châu Á” và muốn bảo đảm chắc chắn rằng trọng tâm sức mạnh khu vực không ngả quá nhiều sang Trung Quốc.
Tổng hợp tin về Biển Đông, Đông Nam Á, Mỹ, Trung ngày 28 -29/11 trên các trang báo trong và ngoài nước
Thế giới quan của ông Tập Cận Bình, cách thức ông quản lý chính sách đối ngoại và sự khác biệt về phong cách của ông Tập so với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào được cho là ba yếu tố sẽ quyết định các mối quan hệ của Trung Quốc với thế giới trong thập kỷ tới.