Với chuyến thăm Thái Lan, Myanmar, Campuchia, TTh Obama tiếp tục xây dựng quan hệ với các nước ASEAN, trong đó một số là bạn thân của Trung Quốc, để thử Bắc Kinh. Theo cách nói của trợ lý an ninh quốc gia hàng đầu của TTh Obama, động thái này mang thông điệp “cạnh tranh”. Dĩ nhiên, các nước này hoan nghênh sự chú ý ngày càng tăng từ phía Mỹ. Nếu cạnh tranh Trung - Mỹ đem lại cho họ nhiều lợi ích hơn thì tại sao họ không nên dựa vào điều đó. Tuy nhiên, các nước này cũng cẩn trọng để không ngả về bên nào do sợ sẽ bị tổn hại về dài hạn. Thực tế, trong vài thập kỷ qua, những nước này đã thiết lập quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc hơn Mỹ xét về thương mại. Trong nhiều năm qua, Myanmar, nước từng chịu lệnh trừng phạt của Mỹ đã phải hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc. Campuchia vẫn nhớ tới vụ đảo chính do Mỹ ủng hộ vào những năm 1970 đối với vị vua đáng kính của họ.

Dù sự tái cân bằng này của Mỹ có nghĩa là đối đầu với ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc  tại khu vực nhưng câu hỏi đặt ra là Trung Quốc có tiếp tục lợi dụng một cách không công bằng Thái Lan, Myanmar và Campuchia trong những năm gần đây không. Thực tế Philippine và Việt Nam vẫn phàn nàn về sự không công bằng của Trung Quốc trong giải quyết các tranh chấp. Đáng chú ý, TTh PLP Benigno Aquino III đã công khai phản đối tuyên bố của TTg Campuchia Hun Sen rằng đa số các nước ASEAN đồng ý giải quyết tranh chấp lãnh thổ biển Đông trong khuôn khổ Trung Quốc - ASEAN và cho rằng có vài cách tiếp cận khác trong giải quyết các tranh chấp này, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của cơ chế ASEAN - Trung Quốc như một cách tiếp cận đa phương thiết yếu.

Sự tái chuyển hướng chiến lược của Mỹ có thể khiến Philippine và Việt Nam lầm lạc trong việc tăng đòi hỏi. Sự đồng thuận của ASEAN trong việc đàm phán với Trung Quốc về vấn đề biển Đông là chưa có tiền lệ và Philippine sẽ lấy làm hối tiếc khi phá hỏng cơ hội của chính mình. Việc Philippine dường như đang tập hợp một nhóm 4 nước gồm Brunei, Malaysia, Việt Nam và Philippine để đàm phán với Trung Quốc  và không có ý sử dụng cả khối ASEAN như Campuchia đã lập luận có thể được xem là một cơ chế khuyến khích Trung Quốc tham gia.

Sự tái cân bằng của Mỹ thực sự đã tạo hệ quả nhất định: ASEAN thay đổi từ việc từ chối đề cập vấn đề biển Đông trong bối cảnh một số nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc sang thành một tổ chức sẵn sàng hơn trong việc tham gia đàm phán với Trung Quốc như một thực thể. Tới nay Trung Quốc vẫn kiên quyết đòi đàm phán song phương để giải quyết các tranh chấp này.

Philippine đã công khai đánh giá thấp động thái này của ASEAN và với sự kích động của Washington, Manila đang đòi hỏi nhiều hơn. Rõ ràng Philippine muốn Washington và các bên không thuộc ASEAN khác tham gia vào đàm phán của Philippine với Trung Quốc  cùng với các nước tuyên bố chủ quyền khác tại khu vực. Philippine chưa bao giờ hiểu rằng dù có nhiều nguồn lực thì Mỹ cũng không thể chuyển hướng hoàn toàn sang châu Á. Nhiều thập kỷ qua Mỹ đã chú ý tới châu Âu và Trung Đông. Cạnh tranh Xô - Mỹ đã tiêu hao nhiều nguồn lực của Mỹ. Tại Trung Đông, Mỹ ủng hộ Israel đã thường xuyên khiến các nước Ả rập tức giận và dẫn tới bất ổn khu vực. Hiện Mỹ cũng đang nặng gánh bởi nhiều sự kiện tại Trung Đông và các nước châu Á không nên quá kỳ vọng vào chiến lược tái cân bằng của Mỹ.

Tất cả các nước đều có hạn chế, và Mỹ không phải là ngoại lệ đặc biệt khi Mỹ đang gặp vấn đề về thâm hụt ngân sách. Do vậy, chiến lược tái cân bằng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương  mang tính biểu tượng hơn là hành động do sự hạn chế về năng lực. Bất kỳ sự tái cân bằng khu vực không cần thiết nào cũng có thể làm tăng việc sử dụng của nguồn lực của Mỹ, đẩy nhanh việc suy giảm tương đối của Mỹ và sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Mạng "Bình luận Trung Quốc" ngày 28/11