Mạng phân tích thông tin tình báo chiến lược Stratfor của Mỹ gần đây đăng bài phân tích “Geopolitical Journey: Indonesia's Global Significance” cho rằng có rất nhiều yếu tố như vị trí địa lý, dân số... khiến Inđônêxia đóng một vai trò rất quan trọng trên toàn cầu, cũng như trong chiến lược của các cường quốc lớn
Mới đây, kênh CCTV-4 Truyền hình Trung ương Trung Quốc (TQ) trong chuyên mục “Trọng tâm Hôm nay” dài 30 phút đã có chương trình thảo luận với hai chuyên gia Chuẩn Đô đốc Doãn Trác và nhà nghiên cứu Dương Hy Vũ từ Viện Nghiên cứu Các vấn đề Quốc tế về chương trình hiện đại hóa hải quân của Việt Nam (VN).
Bài trên Liên hợp tảo báo của Trung Quốc cho rằng Nga mới là mối họa lớn của Trung Quốc tại Biển Đông. Chính Nga là cường quốc bên ngoài đến Biển Đông sớm nhất chứ không phải Mỹ. Nga tích cực đầu tư thăm dò khai thác dầu khí tại Biển Đông, ký nhiều hợp đồng bán vũ khí hiện đại, bao gồm tàu ngầm, máy bay, cho Việt Nam.
Trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông ngày càng có xu hướng tăng lên do lối hành xử hung hăng từ phía Trung Quốc đối với các quốc gia tranh chấp, đặc biệt là Việt Nam và Philippin, bài báo đăng trên mạng Sonin (Mông Cổ) nhận định rằng, nếu tình hình cứ tiếp tục, điều này có thể dẫn đến đụng độ nguy hiểm, do vậy, Trung Quốc cần phải tiến hành chính sách mềm dẻo hơn.
Bài viết đăng trên mạng China.com.cn (Trung Quốc) đánh giá chiến lược phát triển quốc phòng, trọng tâm là nâng cao sức mạnh hải quân và không quân, mở rộng và nâng cao các mối quan hệ, ngoại giao quân sự với các nước lớn nhằm củng cố sức mạnh quân sự, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Hãng tin Ấn Độ PTI trích dẫn nguồn tin trên tờ Nhân dân Nhật báo cho biết, ngày 16/8, Bắc Kinh đã công khai tuyên bố: địa bàn hoạt động của hàng không mẫu hạm đầu tiên của TQ sẽ là Biển Đông. Thời điểm triển khai sẽ là ngày 1/8/2012, nhân Ngày thành lập Quân đội TQ.
Ngày 19/4/2011, Tạp chíJournal of Waste Management đã đăng tải một bài báo của nhóm các nhà khoa học TQ là Jun Tai, Weiqian Zhang, Yue Che và Di Feng công tác tại Phòng nghiên cứu trọng điểm Thượng Hải về đô thị hóa và khôi phục sinh thái, Đại học East China Normal và Viện nghiên cứu thiết kế kỹ thuật môi trường Thượng Hải, TQ - với tiêu đề: “Thu gom phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn: Một...
Trong bối cảnh quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Pakixtan, Trung Quốc cũng bắt đầu tỏ tín hiệu không hài lòng về Ixlamabát khi lần đầu tiên, họ tuyên bố các phần từ vũ trang được huấn luyện tại Pakixtan gây ra các cuộc tấn công mới đây tại tỉnh Tân Cương của nước này, bài phân tích “The essential triangle” của nhà nghiên cứu chiến lược kỳ cựu Ấn Độ C Raja Mohan đăng trên Indian Express cho rằng Niu Đêli...
Ngoài việc Biển Đông được Trung Quốc coi là có vai trò quan trọng trong chính sách mở rộng ảnh hưởng của nước này, chuyên gia Valérie Niquet, phụ trách khu vực châu Á thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược, nhận xét còn một yếu tố nữa mà Trung Quốc coi là còn "quan trọng hơn nhiều", đó là chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc. Lược dịch nội dung chính đăng trên mạng Le Monde (Pháp).
Những tranh chấp về lãnh thổ, an ninh tại châu Á – Thái Bình Dương luôn là tâm điểm chú ý của dư luận khu vực và thế giới. Những tranh chấp không chỉ ảnh hưởng đến an ninh khu vực, mà nó còn tạo ra sự cản trở trong các mối quan hệ song phương giữa các quốc gia. Bài viết đăng trên tạp chí “Kinh tế và Chính trị”, Trung Quốc của tác giả Châu Sa.