Động thái của các quốc gia

+ Trung Quốc:

Trung Quốc nâng cấp các bệ phóng tên lửa ở đảo Hải Nam. Một số hình ảnh do vệ tinh Eros B của tập đoàn ImageSat International (ISI) chụp ngày 8/5 cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị lắp đặt các tên lửa mặt đất tại cứ hải quân Du Lâm​ trên đảo Hải Nam. Chuyên gia phân tích ảnh vệ tinh Amit Gur của ISI cho rằng đây là các tên lửa chống hạm. Hệ thống tên lửa tương tự từng xuất hiện trong các hình ảnh vệ tinh chụp cách đây khoảng 2 năm, tuy nhiên chúng đã được dời đi trong vài tháng gần đây để phục vụ công tác nâng cấp cơ sở hạ tầng. Trong ảnh chụp ngày 8/5 của vệ tinh Eros B, các cơ sở hạ tầng mới cùng nhiều bệ phóng tên lửa đã xuất hiện ở vị trí cũ.

Trung Quốc tổ chức Diễn đàn hợp tác “Một vành đai, một con đường”. Diễn đàn cấp cao “Một vành đai, một con đường” diễn ra trong hai ngày 14 - 15/5 tại Bắc Kinh với sự tham dự của Nguyên thủ và người đứng đầu Chính phủ của 28 quốc gia và nhiều thành phần đến từ 130 quốc gia; cũng như đại biểu của 70 tổ chức quốc tế. Tổng số đại biểu tham dự Diễn đàn lên tới hơn 1.200 đại biểu. Diễn đàn sẽ bao gồm một phiên toàn thể và sáu phiên thảo luận trong đó tập trung vào vấn đề kết nối hạ tầng, hợp tác thương mại và kinh tế, hoạt động đầu tư cũng như giao lưu văn hóa. Quan chức Trung Quốc cho hay dự kiến khoảng 50 thỏa thuận hợp tác về giao thông, năng lượng, thông tin liên lạc sẽ được ký kết tại hội nghị này.

Trung Quốc tăng cường sự hiện diện trên Biển Đông. Theo một báo cáo trước Ủy ban Quốc phòng của Hạ viện Philippines hôm 10/5, Quân đội Philippines (AFP) đánh giá Trung Quốc tạo ra nguy cơ an ninh đối với Philippines khi Bắc Kinh tăng cường xây dựng  các đảo nhân tạo, triển khai tàu thuyền trên khắp Biển Đông, thậm chí xâm phạm vùng biển của Philippines. Theo AFP, tàu khảo sát Xiang Yang Hong 03 lưu lại tại khu vực Tây Bắc thành phố Vigan (tỉnh Ilocos Sur) trong 9 ngày; tàu khảo sát Xiang Yang Hong 06 lưu lại trong 19 ngày trước khi bị phát hiện tại vị trí cách 226 hải lý ngoài khơi Guian (tỉnh Eastern Samar); tàu Jiangkai bị phát hiện trong vùng biển của Philippines, gần eo Mindoro vào ngày 23/4. Số lượng tàu cá Trung Quốc đang gia tăng tại khu vực bãi cạn Scarborough và đá Xu bi. Theo Thiếu tướng Felimon Santos Jr., Phó Tham mưu trưởng phụ trách Tình báo của AFP, việc các tàu cá Trung Quốc xuất hiện nhiều hơn tại khu vực đá Xu bi rất có thể là cách Bắc Kinh dùng để ngăn cản quá trình hiện đại hóa đảo Thị Tứ.

Trung Quốc triển khai máy bay cảnh báo thế hệ mới ở Biển Đông. Tờ “Tin tức quốc phòng” hôm 12/5 đăng tải hình ảnh chụp vệ tinh hôm 24/3 cho thấy Trung Quốc đã triển khai hai máy bay cảnh báo thế hệ mới loại KJ-500 tại một căn cứ không quân ở đảo Hải Nam. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc bố trí loại máy bay này ở Hải Nam. Trước đó, tại sân bay Lăng Thủy trên đảo Hải Nam, Trung Quốc` thường bố trí đội bay tuần tra gồm máy bay cảnh báo 200, máy bay vận tải 8J và 8X. Loại KJ-500 là thế hệ máy bay cảnh báo không trung mới nhất được Trung Quốc đưa vào sử dụng và bàn giao 2 chiếc cho lực lượng hải quân Trung Quốc.

+ Việt Nam:

Việt nam đề nghị tôn trọng chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. Trước việc Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana đến thăm đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng ngày 8/5 nêu rõ: “Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa. Việt Nam đề nghị các bên liên quan tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, thực hiện đầy đủ và nghiêm túc Tuyên bố DOC, kiềm chế và không có các hành động gây căng thẳng làm phức tạp thêm tình hình, giải quyết các tranh chấp liên quan bằng biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế”.

Việt Nam khẳng định lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc vô hiệu lực. Mới đây, cơ quan quản lý nghề cá của Trung Quốc ra thông báo tạm ngừng đánh cá có thời hạn đối với tất cả các nghề trừ nghề câu từ 12 giờ ngày 1/5 đến 12 giờ ngày 16/8 trên các vùng biển bao gồm: vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam và vùng đánh cá chung giữa Việt Nam và Trung Quốc ở phía Đông đường phân Vịnh Bắc Bộ. Ngày 9/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam có công văn gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển chỉ đạo các cơ quan chức năng thông báo thông báo cho ngư dân về việc này và khẳng định việc Trung Quốc tạm ngừng đánh cá trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam là không có giá trị. Bộ cũng yêu cầu các tỉnh động viên ngư dân bám biển sản xuất bình thường trong phạm vi vùng biển của Việt Nam.

+ Philippines:

Tổng thống Philippines bổ nhiệm Ngoại trưởng mới. Trả lời phóng viên trước khi tới Campuchia tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới hôm 10/5, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết ông vừa ký quyết định bổ nhiệm một số vị trí quan trọng, trong đó có vị trí Ngoại trưởng và Bộ trưởng Nội vụ và Chính quyền địa phương. Theo đó, Thượng Nghị sỹ Alan Peter Cayetano sẽ là tân Ngoại trưởng của Philippines trong khi Tổng tham mưu trưởng Quân đội Philippines, Đại tướng Eduardo Año sẽ là tân Bộ trưởng Nội vụ và Chính quyền địa phương. Ông Cayetano từng tham gia chạy đua chức Phó Tổng thống Philippines trong cuộc bầu cử năm 2016 nhưng thất bại.

Philippines khẳng định muốn tránh xung đột ở Biển Đông. Ngày 10/5, Ngoại trưởng mới được chỉ định của Philippines Alan Cayetano trấn an giới truyền thông rằng Chính phủ của Tổng thống Rodrigo Duterte nắm rõ tình hình ở Biển Đông và sẽ không bỏ phí nỗ lực của các chính quyền trước. Ông Cayetano lưu ý Philippines cần sáng suốt để tìm ra cách thức hợp tác với các nước khác cũng như quản lý khu vực này các lĩnh vực ngư nghiệp, du lịch, đầu tư và an ninh. Theo ông Cayetano, Tổng thống Duterte muốn tránh một tình huống mà trong đó các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông chống lại nhau.

Philippines tiếp nhận tàu quân sự do Indonesia sản xuất. Ngày 10/5, Hải quân Philippines tiếp nhận tàu đổ bộ thứ hai do Indonesia sản xuất trong khuôn khổ chương trình hiện đại hóa quân sự của nước này. Sau khi nhổ neo từ Surabaya, thành phố lớn thứ hai của Indonesia, tàu BRP Davao del Sur (LD-802) cập Cảng South Harbor ở Manila trong buổi lễ tiếp nhận do Thiếu tướng Hải quân Gaudencio Collado Jr, Chỉ huy Hạm đội Philippines chủ trì. Con tàu có tầm hoạt động tối thiểu là 7500 hải lý, có thể chở 500 quân, hai đơn vị đổ bộ, ba trực thăng và các tàu đệm khí. Tàu BRP là chiếc cuối cùng trong gói mua hai tàu trị giá 4 tỷ peso từ công ty đóng tàu PT PAL Indonesia.

Philippines đưa quân và trang thiết bị tới đảo Thị Tứ. Tư lệnh Bộ Chỉ huy Tây Philippines, Trung tướng Raul del Rosario hôm 10/5 cho biết các binh sĩ và các trang thiết bị đầu tiên đã được đưa tới đảo Thị Tứ hồi tuần trước. Động thái trên được cho đ chuẩn bị cho các hoạt động xây dựng của Philippines trên đảo này. Theo Trung tướng Raul, khoảng 1,6 tỷ Peso (tương đương 32 triệu USD), đã được chi cho các hoạt động xây dựng, bao gồm việc củng cố và kéo dài một đường băng trên đảo cũng như xây dựng nơi neo đậu cho tàu thuyền. Ngoài ra, Philippines cũng dự tính xây dựng trạm năng lượng mặt trời và nhà máy khử muối trong nước biển, bên cạnh đó tân trang lại nơi đồn trú của các binh lính cũng như nơi phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và khách du lịch.

+ Mỹ:

Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông. Theo tờ SCMP ngày 10/5, về việc các chiến dịch tuần tra tự do hàng hải của Washington trong khu vực có bị dừng lại hay không, Tư lệnh Hải quân Mỹ Gary Ross cho biết: “Quân đội Mỹ vẫn hoạt động thường nhật tại châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông. Chúng tôi tiếp tục tiến hành các hoạt động đảm bảo tự do qua lại, như đã làm trong quá khứ và sẽ tiếp tục trong tương lai”. Ông Ross nhấn mạnh các cuộc tuần tra này không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào. Trong khi đó phát biểu tại một cuộc họp ở Singapore ngày 8/5, Tự lệnh Hạm đội Mỹ tại Thái Bình Dương, Đô đốc Scott Swift cho biết việc Mỹ tạm dừng các hoạt động tuần tra "tự do hàng hải" không có nghĩa chính quyền ông Trump không coi trọng vấn đề Biển Đông, "Chúng tôi vừa trải qua cuộc chuyển giao chính trị. Tôi không ngạc nhiên khi hoạt động này tiếp tục được đề cập vì chính quyền mới đã ổn định và quyết định nơi nào thích hợp để tận dụng những cơ hội này. Không có thay đổi nào trong chính sách khu vực dưới thời ông Trump.”

Các Nghị sĩ Mỹ hối thúc hoạt động tuần tra ở Biển Đông. Một nhóm thượng nghị sĩ thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa của Mỹ đã gửi một bức thư tới Nhà Trắng hôm 10/5. Theo đó, các nghị sĩ bày tỏ quan ngại rằng Mỹ không tiến hành các hoạt động tuần tra “tự do hàng hải” Biển Đông kể từ tháng 10/2016, “Vì vậy chúng tôi kêu gọi chính quyền cần có những bước đi cần thiết nhằm thường xuyên thực thi quyền tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông, một khu vực có tầm quan trong đối với lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ, cũng như đối với nền hòa bình và sự thịnh vượng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.”

Bộ Quốc phòng Mỹ ủng hộ kế hoạch tăng cường hiện diện ở Châu Á. Bộ Quốc phòng Mỹ ủng hộ kế hoạch đầu tư gần 8 tỷ USD mang tên “Sáng kiến ổn định Châu Á - Thái Bình Dương”, được đề xuất lần đầu tiên bởi Thượng nghị sĩ John McCain, đ tăng cường sự hiện diện của Mỹ tại Châu Á - Thái Bình Dương trong 5 năm tới. Theo đó, Mỹ sẽ nâng cấp cơ sở quân sự, tiến hành các cuộc diễn tập và triển khai thêm nguồn lực. Đề nghị này sau đó được các nhà lập pháp khác ủng hộ và trên nguyên tắc cũng được Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis và người đứng đầu Bộ Tư lệnh Mỹ ở Thái Bình Dương Harry Harris tán thành.

Quan hệ các nước

Tàu chiến Việt Nam thăm Singapore. Chiều 8/5, tàu Hộ vệ tên lửa 011 - Đinh Tiên Hoàng đã rời Quân cảng Cam Ranh đi Singapore tham gia nhiều hoạt động nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Hải quân Singapore. Tàu chở 137 sĩ quan và thủy thủ, do Đại tá Lê Hồng Chiến, Phó Tư lệnh vùng 4 Hải quân làm trưởng đoàn. Các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm Singapore bao gồm duyệt binh tàu quốc tế, diễn tập biển đa phương trong khuôn khổ Hội thảo hải quân các nước Tây Thái Bình dương lần thứ 6, diễn tập chia sẻ thông tin hàng hải năm 2017 và tham gia triển lãm Quốc tế về Hàng hải quốc phòng Châu Á 2017.

Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang thăm Trung Quốc. Chủ tịch nước Trần Đại Quang có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc và dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” tại Bắc Kinh từ ngày 11​-15/5. Trong thời gian chuyến thăm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã hội đàm với Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình; hội kiến với Thủ tướng Quốc Vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường…Thông cáo chung sau chuyến thăm cho hay, “Hai bên trao đổi ý kiến thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí tiếp tục tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước; sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được. Hai bên nhất trí tiếp tục thực hiện toàn diện, hiệu quả DOC ở Biển Đông, trên cơ sở hiệp thương thống nhất, sớm xây dựng COC ở Biển Đông; kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp.”

Philippines - Trung Quốc sắp đàm phán song phương về Biển Đông. Đại sứ Philippines tại Trung Quốc Jose Santiago Sta. Romana hôm 13/5 cho biết hai nước sẽ bắt đầu đàm phán song phương về vấn đề Biển Đông, “Tuần này, chúng tôi sẽ khởi động cơ chế tham vấn song phương về các vấn đề cụ thể đáng quan tâm. Các vấn đề nhạy cảm cũng sẽ được thảo luận tại đây.”  Cuộc đối thoại này diễn ra bên lề một hội nghị ngoại giao giữa ASEAN và Trung Quốc tại miền nam Trung Quốc. Sau cuộc gặp đầu tiên, hai nước sẽ tiếp hành đối thoại định kỳ hai lần mỗi năm. Theo ông Romana, nếu đặt các tranh chấp Biển Đông ở trung tâm, hệ quả là các quan hệ hợp tác sẽ bị cản trở bởi các tranh chấp không thể được giải quyết một cách nhanh chóng.

Quân đội Philippines - Mỹ khai mạc cuộc tập chung Balikatan. Từ ngày 8 - 19/5, Philippines - Mỹ khởi động cuộc tập trận thường niên “Vai kề vai” với quy mô được thu nhỏ. Cuộc tập trận Balikatan 2017 sẽ có khoảng 2.800 lính Philippines và 2.600 lính Mỹ tham gia, cùng với 80 binh sỹ của quân đội Úc, 20 binh sỹ của quân đội Nhật Bản và quan sát viên của nhiều nước ASEAN. Cuộc tập trận năm nay sẽ tập trung vào hoạt động chống khủng bố và cứu trợ thiên tai, hỗ trợ nhân đạo thay vì diễn tập khả năng phòng thủ như năm ngoái. Địa điểm diễn ra sự kiện này cũng được điều chỉnh, chuyển từ các khu vực ven Biển Đông sang khu vực ở quần đảo Luzon và Visayas ở phía Bắc của Philippines.

Phân tích và đánh giá

Vai trò của Biển Đông đối với Mỹ trong việc tác động đến Trung Quốccủa Quinn Marschik

Chưa có dấu hiệu rõ ràng nào minh chứng liệu Mỹ có đang nhượng bộ vấn đ Biển Đông đ đổi lấy sự hợp tác với Bắc Kinh trong vấn đ Triều Tiên. Tuy nhiên, đây cũng có thể là một trong những lựa chọn của Washington.

Khi chấp nhận thương lượng với Mỹ về Biển Đông, Trung Quốc rõ ràng đạt được nhiều lợi ích.

Những lợi ích quốc gia của Trung Quốc Biển Đông

Thứ nhất, Chính quyền Bắc Kinh và Đảng Cộng sản Trung Quốc đều có lợi ích cơ bản Biển Đông, liên quan đến tính chính danh của chính phủ. Trước hết, chủ nghĩa dân tộc là một trụ cột quan trọng đối với sự tồn tại của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Giữ quyền kiểm soát và gia tăng kiểm soát đối với những vùng yêu sách chủ quyền Biển Đông giúp nâng cao tinh thần dân tộc chủ nghĩa và sự ủng hộ đối với Đảng Cộng sản, ngược lại Chính quyền có nguy cơ đánh mất tính chính danh của Đảng này. Thứ hai, giữ vững toàn vẹn lãnh thổ cũng là một vấn đ liên quan đến sự tồn vong của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Với những bài học từ sự sụp đ của triều đại nhà Thanh và Trung Hoa Dân quốc do không thể bảo vệ đất nước khỏi chủ nghĩa đế quốc, Trung Quốc hiện nay nhận thấy sự cần thiết dành được ưu thế trong các tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng có nhiều lợi ích kinh tế Biển Đông. Trước hết có thể kể đến an ninh năng lượng của Trung Quốc khu vực này. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu qua Biển Đông; do vậy kiểm soát Biển Đông đồng nghĩa với việc nắm quyền kiểm soát đường dẫn năng lượng trên biển, đồng thời có được nguồn năng lượng dồi dào vùng biển này, giảm sự phụ thuộc vào dầu khí nước ngoài, giữ vững tăng trưởng kinh tế, cũng như củng cố tính chính danh của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Thứ hai, Biển Đông đảm bảo thương mại Trung Quốc, đồng thời đảm bảo lưu thông, trao đổi thương mại với các nước đối tác khác do bản thân Trung Quốc và các đối tác thương mại lớn của nước này đều phụ thuộc vào giao thương trên Biển Đông.

Cuối cùng, Trung Quốc có lợi ích về an ninh quốc gia khu vực Biển Đông. Một khi kiểm soát các khu vực tuyên bố chủ quyền Biển Đông, Trung Quốc có thể ngăn các đối tượng muốn tiếp cận Biển Đông, ngăn chặn các lực lượng đe dọa tới an ninh nước này như tàu sân bay hay tàu tuần dương mang tên lửa. Ngoài ra, qua cánh cửa Biển Đông, Trung Quốc có thể dễ dàng gây ảnh hưởng tới Đài Loan thông qua trao đổi thương mại hay tạo sức ép khi ngăn chặn đường cung cấp, ngăn chặn các đối tác của Đài Loan tiếp cận khu vực này từ Biển Đông.

Nắm rõ những lợi ích của Trung Quốc khu vực Biển Đông giúp Mỹ hiểu được rằng, Trung Quốc sẽ không dễ dàng từ bỏ những yêu sách của mình, bởi lẽ nó ảnh hưởng đến tính chính danh của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tính đến hiện tại, con bài Biển Đông có giá trị rất lớn đối với Mỹ. Washington sẽ đạt được nhiều lợi ích hơn nếu như tận dụng con bài này vào một thời điểm nào đó.

Thách thức thực sự đối với quan hệ Mỹ - ASEAN dưới thời chính quyền Trumpcủa Prashanth Parameswaran

Mặc dù có sự bứt phá các liên hệ cấp cao gần đây, nhưng thảo luận cần phải dẫn tới hành động cụ thể.

Việc các Ngoại trưởng Đông Nam Á xuất hiện tại Washington DC đánh dấu một tháng hiệu quả tiếp cận khu vực của chính quyền Donald Trump. Từ việc kết thúc chuyến thăm Châu Á của Phó Tổng thống Mỹ tại Indonesia vào tháng trước đến cam kết riêng của Trump sẽ tham dự vòng Hội nghị thượng đỉnh sắp tới của Châu Á vào cuối năm nay, đều được coi là một khởi đầu khá tốt. Tuy nhiên, thách thức thực sự hiện giờ cho Trump là thực hiện các bước quyết định đ giảm bớt sự lo ngại sâu sắc hơn về chính sách đối ngoại và cách tiếp cận của Mỹ đối với khu vực.

ASEAN chưa khi nào nảy sinh nhiều câu hỏi về vai trò và chính sách của Mỹ như hiện nay. Một vài trong số này là liệu Trump có thu lợi từ thiệt hại của người khác. Nhưng điều đáng lo ngại hơn là lăng kínhNước Mỹ trên hếtsẽ làm Mỹ lỡ mất cơ hội trong lĩnh vực kinh tế, hạn chế về chỗ đứng, hoặc thậm chí là sa lầy tại Trung Đông.

Việc tham gia ban đầu vào các liên kết cấp cao Đông Nam Á dưới chính quyền Trump đã mang lại một chút lợi ích. Cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Mỹ với các đại sứ và đại biện vào tháng ba đã cho thấy bảo đảm về vai trò của Mỹ sau một số tín hiệu đáng lo ngại. Chuyến công du của Pence tới Indonesia và hội nghị Mỹ - ASEAN đã giúp củng cố thông điệp rằng Washington sẽ tiếp tục dành sự chú ý không chỉ đến Đông Nam Á, mà cả ASEAN.

Tuy nhiên, đ giảm bớt những lo lắng sâu sắc cần những hành động thiết thực. Trong nội địa, mục tiêu quan trọng là truyền đạt sự minh bạch và đảm bảo sự phối hợp liên quan đến chính sách Mỹ khi các quốc gia Đông Nam Á gắn kết với Mỹ.

Sự minh bạch trong nội địa cần phải kết hợp với sự thống nhất ngoài nước. Chính quyền Trump phải đảm bảo rằng quan điểmNước Mỹ trên hếtkhông làm tổn hại tới chính sách đối ngoạiChâu Á trước tiên”.

Đ nắm được ASEAN đòi hỏi phải đảm bảo nguyên tắc một chính sách đúng đắn về Châu Á. Quan trọng nhất trong số này là tìm ra sự cân bằng trong quan hệ Mỹ - Trung. Thay đổi về chính sách với Trung Quốc cần phải nhường đường cho sự tính toán liên kết vững chắc và cân bằng phù hợp với các đồng minh và các đối tác của Washington.

Đối với quan hệ Mỹ - Đông Nam Á, mấu chốt là đảm bảo cách tiếp cận của chính quyền đối với khu vực được đa dạng hóa, nghĩa là phải giữ những cảm nhận về nguy cơ khủng bố, Trung Quốc hoặc Triều Tiên trong giới hạn, đồng thời dựng một số khu vực phi quân sự trong chính sách của Mỹ, rõ ràng nhất là về mặt kinh tế với sự sụp đ của TPP hay về mặt ngoại giao văn hóa với những cắt giảm ngân sách nghiêm trọng tại Bộ Ngoại giao.

Chính quyền Trump đã cho thấy rõ ràng rằng thực sự nó có thể loại bỏ cản trở đ tham gia gắn kết vào Đông Nam Á và ASEAN. Tuy nhiên, bài kiểm tra thực sự sẽ là liệu nó có thể giải quyết được những câu hỏi cơ bản mà Đông Nam Á đang đặt ra về cam kết và các chính sách của Mỹ.

Cách tiếp cận không nhất quán của Trump về Biển Đông khiến các đồng minh lo lắng của Javier C. Hernández

Các nhà lãnh đạo khắp châu Á đang trông đợi Washington đưa ra định hướng cho một loạt vấn đ ngoại giao cấp bách. Tuy nhiên, cách tiếp cận không nhất quán của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong hoạch định chính sách và việc ông tập trung vào vấn đ hạt nhân Triều Tiên đang gây lo lắng và bối rối trong khu vực. 

Tại Hàn Quốc, ông Trump đã khiến công chúng tức giận vì nhiều tuyên bố, trong đó có việc đ nghị Hàn Quốc chi trả cho hệ thống phòng thủ tên lửa mà Mỹ triển khai tại Hàn Quốc nhằm ngăn chặn Triều Tiên. Trong khi đó, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã cam kết sẽ tìm cách tiếp cận hòa giải với Triều Tiên, làm nảy sinh nguy cơ mâu thuẫn với chính sách của Mỹ. 

Tại các khu vực khác của châu Á, khả năng ông Trump sẵn sàng nhượng bộ Trung Quốc đang làm dấy lên những lo ngại rằng Mỹ sẽ ngừng nỗ lực chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực, khi đưa ra quyết định ngừng các hoạt động tuần tra xung quanh các đảo và rạn san hô mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Theo các nhà ngoại giao và các chuyên gia phân tích, mức đ tin cậy của các đồng minh châu Á đối với ông Trump đang bị lung lay do lo sợ nhà lãnh đạo Mỹ có thể gây nguy hiểm cho các liên minh an ninh và kinh tế lâu nay nếu ông không thể hiện quyết tâm giải quyết vấn đ Triều Tiên. Tổng thống Mỹ cũng có thể đẩy các nước trong khu vực lại gần hơn với Bắc Kinh nếu ông không chứng tỏ rằng Mỹ có ý định thách thức mạnh mẽ các yêu sách của Trung Quốc trên biển. 

Ngược lại, những người ủng hộ ông Trump cho rằng cách thức làm việc khó dự đoán của ông và việc ông sẵn sàng xem xét lại những chính sách đã được công nhận trong nhiều thập kỷ qua có thể giúp ích trong việc đối phó với một nhà lãnh đạocứng rắnnhư Kim Jong-un của Triều Tiên. Tuy nhiên, sự thiếu cam kết của ông đối với các đồng minh châu Á và những nỗ lực đ làm hài lòng Trung Quốc đã tạo cảm giác rằng chính sách đối ngoại của chính quyền Trump có thể thương lượng.

Tại Đài Loan, các quan chức lo ngại rằng chính quyền Trump có thể trì hoãn các hợp đồng bán vũ khí vì lo ngại xảy ra căng thẳng với Trung Quốc. Ông Trump đã cho thấy việc sẵn sàng sử dụng Đài Loan như một lá bài thương lượng với Trung Quốc. Trước khi nhậm chức tổng thống Mỹ, ông đã công khai đặt câu hỏi liệu Mỹ có nên duy trì chính sáchMột Trung Quốchay không. Nhưng sau đó ông đã lùi bước, dường như đ lấy lòng Trung Quốc.

Trung Quốc đã tận dụng những tháng đầu cầm quyền của ông Trump đ củng cố vị thế trên Biển Đông. Theo hình ảnh vệ tinh, Trung Quốc có khả năng triển khai máy bay chiến đấu và tên lửa đạn đạo trên một số đảo. Gần đây, họ đã tiến hành lắp đặt nhà chứa máy bay và hệ thống radar. Trong khi đó,chính quyền của ông Trump phát đi những tín hiệu lẫn lộn về cách thức Mỹ giải quyết vấn đ tranh chấp này.

ASEAN và bãi lầy trong lăng kính chiến lược Mỹ - Trung của Evan Lasmana

Nhiều nhà theo dõi tình hình thất vọng khi tuyên bố chính thức sau Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ngày 26-29/4 ở Manila.

Chu kỳ về lập trường bị động và không có tiến bộ này đã quá quen thuộc. Từ năm 2012, khi Campuchia ngăn cản ASEAN ra tuyên bố chung, các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm các thông cáo và phân tích bất cứ điều gì liên quan đến Biển Đôngiều mà một nhà phân tích gọi là ASEANology).Và hàng năm, những người chờ đợi hiệp hội có một quan điểm mạnh mẽ hơn với Trung Quốc lại thất vọng.

Nhưng có lẽ chúng ta nên hỏi liệu lăng kính chiến lược mà qua đó đánh giá về ASEAN có bị lộn xộn hoặc sai lệch hay không. Xu hướngASEANologytrong vấn đề này cho thấy sự nổi lên của lăng kính Mỹ - Trung, qua đó coi Đông Nam Á là một chiến trường cho Washington và Bắc Kinh trong cuộc cạnh tranh chiến lược.

Hành vi bá quyền ngày càng tăng của Trung Quốc Biển Đông hay cách tiếp cận độc đoán đ thực thi Chính sách Một Trung Quốc cũng như những phản ứng quân sự, chính trị mờ nhạt của Mỹ có lẽ đã đẩy khu vực vào cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung. Tuy nhiên, lăng kính Mỹ - Trung không thể giúp nắm bắt được những động lực đa dạng của khu vực Đông Nam Á.

Quỹ đạo của ASEAN là quá phức tạp so với một vấn đ Biển Đông đơn lẻ. Việc chỉ tập trung vào Biển Đông đã bỏ qua hàng loạt chính sách và chương trình mà ASEAN đang phát triển hoặc muốn hoàn thành. Hơn nữa, mặc dù các nhà phân tích tin rằng tính trung tâm của ASEAN gắn chặt với vấn đ Biển Đông, các chính phủ trong khu vực lại đầu tư nhiều hơn vào khả năng thực các hiện dự án Cộng đồng ASEAN.

Ngoài ra, lăng kính Mỹ - Trung đã thu hẹp lợi ích và mối quan tâm của Đông Nam Á trong tính toán chiến lược giữa Bắc Kinh và Washington. Đối với Washington, giá trị chiến lược của Đông Nam Á được đánh giá thông qua cách thức và thời điểm ASEAN đối phó với Trung Quốc Biển Đông, trong khi mối quan tâm của Bắc Kinh là liệu các quốc gia thuộc khu vực có bị phương Tây hóa hay về phe của Washington hay không.

Những câu chuyện như vậy bỏ qua lợi ích của các quốc gia khu vực trong khi khuếch đại những bất cân xứng chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc áp đặt lên Đông Nam Á và lôi kéo các quốc gia khác vào cuộc xung đột. Ví dụ, Úc bị chỉ trích vì quá thân Mỹ còn Indonesia bị chỉ trích vì quá mềm yếu trước Trung Quốc.

Một trong những hạn chế lớn nhất của lăng kính Mỹ-Trung là giả định về tính ưu việt của địa chính trị, đó là các quốc gia sẽ làm những gì mà lợi ích địa chính trị buộc họ phải làm. Tuy nhiên, như chúng ta đã chứng kiến thời gian gần đây, chính trị nội bộ lại mang tính quyết định về hành vi cân bằng của các nước Indonesia, Singapore, Malaysia, Campuchia và Việt Nam trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc.

Một sự hiểu biết sâu sắc và đa dạng hơn về ASEAN và Đông Nam Á là điều cần thiết cho sự ổn định khu vực Ấn Đ-Thái Bình Dương. Việc áp dụng lăng kính Mỹ - Trung sẽ làm hạn chế khả năng nhìn nhận riêng về khu vực và đưa ra chính sách phù hợp.

Những động thái có thể tác động tới tình hình Biển Đông của Dan De Luce

Một số nghị sĩ của cả hai phe Dân chủ và Cộng hòa Mỹ ngày 10/5 đã viết thư cho Tổng thống Donald Trump, yêu cầu chính quyền thực thi chính sách cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đ Biển Đông, trong đó có việc tăng cường các hoạt động tuần tra trên biển nhằm thực thiquyền tự do hàng hải những vùng biển có tranh chấp. 

Lời kêu gọi này cho thấy những lo ngại ngày càng gia tăng trong Quốc hội Mỹ rằng Chính quyền Donald Trump có thể đang có những nhượng bộ nhất định đối với Bắc Kinh nhằm đổi lấy việc Trung Quốc tăng cường gây sức ép đối với Triều Tiên về chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng. 

Trong lá thư, các nghị sĩ đã bày tỏ lo ngại rằng dường như nước Mỹ đã dừng các hoạt động tuần tra nhằm thể hiện quyền “tự do hàng hải” ở Biển Đông kể từ tháng 10/2016. Bức thư có đoạn viết: “Chúng ta nên yêu cầu chính phủ thực hiện những bước đi cần thiết để thực thi quyền tự do hàng hải và tự do hàng không ở Biển Đông, góp phần đảm bảo lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ cũng như hòa bình và thịnh vượng ở khu vực Đông Bắc Á”. Theo một số quan chức Mỹ, chính quyền đã từ chối yêu cầu của Tư lệnh Thái Bình Dương cho phép tiến hành các chiến dịch thực thi quyền tự do hàng hải ở Biển Đông. 

Hải quân Mỹ đã thường xuyên di chuyển qua các vùng biển quốc tế để đảm bảo thực thi quyền tự do hàng hải, bất chấp việc những hành động đó có thể khiến các đồng minh phản đối. Các cuộc tuần tra này được coi là có trọng lượng về chính trị đối với bối cảnh hiện nay ở Biển Đông - nơi căng thẳng đang được đẩy lên cao khi Trung Quốc gia tăng các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo và tuyên bố chủ quyền.

Bức thư cũng chỉ ra một loạt hành động “gây hấn” và “làm phức tạp” mà Trung Quốc tiến hành ở Biển Đông, làm dấy lên những câu hỏi về cam kết của Trung Quốc đối với an ninh khu vực, tự do trao đổi thương mại, tự do hàng hải và hàng không”, trong đó phải kể đến hoạt động bồi đắp các đảo nhân tạo trên các đá tranh chấp, tấn công các tàu đánh bắt cá thương mại và cảnh báo đối với máy bay và tàu thuyền trong vùng trời và vùng biển quốc tế. Những hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc cũng đang chuẩn bị hệ thống tên lửa xung quanh Đảo Hải Nam. Những hoạt động của Trung Quốc ở những căn cứ tiền tiêu này có thể giúp Bắc Kinh tăng cường sức mạnh quốc phòng với khoảng cách khá xa so với các nước ở khu vực Tây Thái Bình Dương./.