I. Động thái của các quốc gia

+ Trung Quốc:

Trung Quốc bác bỏ tin thách thức tàu hải quân Ấn Độ ở Biển Đông. Theo lời người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh, hải quân Ấn Độ đã bác bỏ tin này và Trung Quốc cũng coi tin này là hoàn toàn vô căn cứ. Bà Khương Du cho rằng trước khi loan những tin tương tự, “giới truyền thông nên kiểm chứng trước với các chính quyền liên hệ.” [1]

Ngày 6/9 Chính phủ Trung Quốc phát hành sách trắng về sự phát triển của đất nước. Trung Quốc đã tuyên bố một lần nữa với thế giới rằng phát triển hòa bình là một lựa chọn chiến lược để tiến hành hiện đại hóa, tự cường và thịnh vượng, đồng thời đóng góp nhiều hơn cho nền văn minh của nhân loại[2].

Ngày 5/9 Ủy viên Quốc Vụ viện Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc bắt đầu chuyến thăm 5 ngày Việt Nam. Theo chuyên gia nghiên cứu Đông Nam Á tại Bắc Kinh, ông Zhang Xuegang, chuyến thăm Việt Nam của ông Đới Bỉnh Quốc vào thời điểm quan trọng này góp phần giảm căng thẳng và tạo đồng thuận lớn hơn trong quan hệ song phương, “Ổn định khu vực Biển Đông là thông điệp chính Trung Quốc muốn gửi tới Việt Namvà Trung Quốc kỳ vọng về phản ứng tích cực để cùng tồn tại hòa bình hơn nữa”[3].

Việt Nam học tập Philíppin “nói mềm” với Trung Quốc, cho rằng kinh tế không tách rời Trung Quốc. “Bắt cá hai tay” dường như đang trở thành phương thức mới nhất của các nước ở Biển Đông như Việt Nam, Philíppin trong quan hệ Trung Quốc. Thái độ này ẩn ý là về vấn đề Biển Đông những nước này sẽ không nhượng bộ, nhưng đồng thời vẫn muốn tạo cơ hội làm ăn với Trung Quốc, thu được nhiều lợi ích kinh tế hơn nữa.[4].

“Lợi ích ở Biển Đông là một trong những huyết mạch của sự phát triển của Trung Quốc trong tương lai”. Bằng thực lực của Trung Quốc ở Biển Đông duy trì lợi ích chung, cung cấp nhiều hơn các sản phẩm chung, từng bước hóa giải sự cảnh giác, nghi ngờ của các nước. Việt Nam một mặt tăng cường trang bị hải quân, một mặt tích cực lôi kéo Mỹ, Ấn can dự vào tranh chấp Biển Đông. Trong số các nước ở xung quanh Trường Sa thì Việt Nam là một nước có biểu hiên “tính xâm lược” mạnh nhất[5].

Hội thảo quốc tế về hợp tác và phát triển Biển Đông tại Bắc Kinh. Viện nghiên cứu chiến lược phát triển hải dương, Cục Hải dương Trung Quốc tổ chức Hội thảo trong 2 ngày 30 và 31/8/20. Hơn 50 chuyên gia thuộc các lĩnh vực chính sách, luật pháp, nghiên cứu và quản lý biển đến từ nhiều nước đã tham gia. Hầu hết các đều cho rằng, việc tăng cường hợp tác và thúc đẩy phát triển khu vực Biển Đông sẽ có lợi cho tăng cường lòng tin, giảm nghi ngờ, bảo vệ tình hình Biển Đông ổn định, có lợi cho kinh tế và sự nghiệp biển của các nước phát triển bền vững [6]

“Yên ổn ở Biển Đông sẽ đem lại lợi ích cho tất cả các bên” của nhà nghiên cứu Chen Qinghong và Song Yinghui. Theo đó một giải pháp hòa bình và dần dần đối với Biển Đông là lựa chọn tốt nhất cho tất cả các bên. Hiện nay, tuyên bố của các nước khác nhau là điểm mấu chốt trong tranh chấp. Các nước có tuyên bố chủ quyền chồng lấn cần tìm điểm đồng trong khi vẫn gác lại khác biệt để thúc đẩy hợp tác hiệu quả [7]

“Philippines muốn lôi kéo các doanh nghiệp Trung Quốc khai thác dầu khí ở Biển Đông”. Vùng biển hợp tác khai thác cụ thể hiện nay vẫn chưa rõ ràng. Thứ trưởng Bộ Năng lượng của Trung Quốc nhấn mạnh, vùng biển Philíppin dự kiến gọi thầu khai thác dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philíppin, không phải là vùng biển tranh chấp. Nhưng thông tin này rất khó chứng thực. Giới quan sát của Trung Quốc đoán rằng, vùng biển mà Philíppin nói sẽ hợp tác khai thác rất có thể là bãi Lễ Nhạc (Cỏ Rong) mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền[8].

Đọc toàn bộ Bản tin tại đây



[1] http://www.voanews.com/vietnamese/news/china-india-09-05-2011-129254108.html

[2]Xem chi tiết nội dung sách trắng Trung Quốc tại http://www.gov.cn/english/official/2011-09/06/content_1941354.htm

[3] http://www.chinadaily.com.cn/cndy/2011-09/06/content_13626549.htm

[4] Bắc kinh vãn báo 

[5] Mạng Phương Bắc 4/9

[6] Tân Hoa xã ngày 4/9/2011

[7] http://europe.chinadaily.com.cn/opinion/2011-09/07/content_13639866.htm

[8] Tờ Quốc tế tiên khu đạo báo số tuần từ 2 - 8/9

[9] http://www.chinadaily.com.cn/cndy/2011-09/09/content_13654982.htm

[10]http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20110906-dai-loan-se-san-xuat-mot-he-thong-ten-lua-moi-de-doi-pho-voi-trung-quoc

[11]http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/taiwan-leader-to-visit-spratlys-09112011135219.html

[12] http://focustaiwan.tw/ShowNews/WebNews_Detail.aspx?Type=aALL&ID=201109060050