Động thái của các quốc gia

+ Trung Quốc:

Trung Quốc thử nghiệm tàu tiếp tế 40.000 tấn tại Biển Đông. Quân đội Trung Quốc ngày 4/6 công bố hình ảnh hoạt động thử nghiệm tàu tiếp tế cỡ lớn lớp Type 901 tại Biển Đông vào ngày 24/5. Type 901 đã thử nghiệm tiếp nhiên liệu cho tàu đổ bộ tấn công Type 071 của hải quân Trung Quốc trong một tình huống tác chiến biển xa giả định. Trước đó, Trung Quốc cũng đóng hai tàu tiếp tế lớp Type 903 có trọng tải lần lượt là 23.000 và 25.000 tấn.

Trung Quốc phản bác bình luận của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tại Shangri-la. Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm 4/6 tuyên bố: “Trung Quốc xây dựng các công trình trên ở Trường Sa nhằm mục đích cải thiện đời sống và điều kiện công tác của người dân Trung Quốc ở đây, tạo thuận lợi Trung Quốc thực thi các nghĩa vụ pháp lý. Đây là quyền của một quốc gia có chủ quyền và không liên quan gì tới việc quân sự hóa. Trung Quốc thúc giục các bên liên quan ngừng các bình luận vô trách nhiệm, tôn trọng các nỗ lực của các nước khu vực nhằm duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.” Về bình luận của Ngoại trưởng Mỹ trong khuôn khổ tham vấn 2 + 2 giữa Mỹ và Úc, bà Hoa hôm 5/5 cho hay, “Khu vực đang duy trì đà phát triển hòa bình và ổn định nhờ nỗ lực chung của các nước trong khu vực. Biển Đông đã trở lại quỹ đạo giải quyết vấn đ thông qua đàm phán và tham vấn giữa các bên liên quan trực tiếp. Trung Quốc hy vọng các nước bên ngoài đóng vai trò tích cực, thay vì phản đối.” Về báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ chỉ trích hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc, bà Hoa hôm 8/6 khẳng định: “Báo cáo trên mang đầy tính thành kiến và tư duy Chiến tranh Lạnh, bất chấp thực tế. Trung Quốc hy vọng Mỹ hiểu đúng về hoạt động phát triển quân sự của Trung Quốc và dừng việc liên tục đưa ra các báo cáo kiểu như vậy.”

Trung Quốc duy trì giám sát hoạt động của Mỹ ở Biển Đông. Về việc hai máy bay B-1B Lancer của Hải quân Mỹ đã bay từ đảo Guam qua khu vực Biển Đông ngày 8/6 đ diễn tập với tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Sterett, Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 9/6 cho hay nước này duy trì cảnh giác và theo dõi các hoạt động quân sự của Mỹ tại Biển Đông, đồng thời quân đội Trung Quốc kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia và hòa bình, ổn định trong khu vực.

+ Philippines:

Thứ trưởng Ngoại giao Philippines: ‘COC đạt được nhất trí vào tháng 11.’ Phát biểu tại phiên thảo luận về những thành tựu và thách thức của ASEAN trong khuôn khổ Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 23 ở Tokyo hôm 5/6, Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Enrique Manalo cho rằng ASEAN cần "trở thành một hình mẫu cho việc đảm bảo hòa bình, giải quyết xung đột cũng như hội nhập khu vực hiệu quả.  Liên quan đến các hoạt động xây dựng và cải tạo của Trung Quốc ở Biển Đông, Thứ trưởng Manalo hy vọng các bên chính thức thông qua dự thảo khung cho COC vào tháng 11, và nền tảng mới này sẽ đảm bảo các xung đột được giải quyết hòa bình thông qua ngoại giao.

Philippines khẳng định không thay đổi lập trường về Biển Đông. Phát biểu tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia Nhật Bản hôm 7/6, Ngoại trưởng Philippines Alan Cayetano cho hay cách tiếp cận của Philippines đối với tranh chấp lãnh thổ có thể thay đổi nhưng lập trường của nước này vẫn giữ nguyên, “Phiippines sẽ không từ bỏ dù chỉ một tấc lãnh thổ ở Biển Đông.” Theo ông Cayetano, ưu tiên của Philippines là thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực, “Chúng tôi đang tạo một môi trường thuận lợi để giải quyết hòa bình tranh chấp và đưa các bên ngồi lại đàm phán.”

+ Mỹ:

Chiến đấu cơ của Mỹ diễn tập phối hợp trên Biển Đông. Hai máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer hôm 8/6 đã thực hiện chuyến bay kéo dài 10 tiếng xuất phát từ Căn cứ không quân Andersen (Guam), phối hợp diễn tập cùng tàu khu trục USS Sterett lớp Arleigh Burke trên Biển Đông. Hoạt động diễn tập này “nhằm tăng cường khả năng tác chiến và quy trình phối hợp, hoạt động chung của hai lực lượng.” Những máy bay B-1B Lancer này tham gia một hoạt động của Bộ chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM) từ ngày 6/8/2016 đến nay.

Quan hệ các nước

Việt - Nhật phản đối hành động thay đổi nguyên trạng trên biển. Nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từ ngày 4-8/6, hai bên đã ra Tuyên bố chung. Về vấn đ Biển Đông, Tuyên bố chung cho hay, “Hai nhà lãnh đạo bày tỏ quan ngại sâu sắc về những diễn biến phức tạp gần đây đang diễn ra ở Biển Đông; thúc giục các bên liên quan không có hành động đơn phương, bao gồm quân sự hóa, làm thay đổi nguyên trạng và làm phức tạp tranh chấp; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, an ninh, tự do hàng hải và hàng không; tự kiềm chế, tôn trọng đầy đủ tiến trình ngoại giao và pháp lý; giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.”

Tổng thống Philippines thăm tàu chiến lớn nhất của Nhật Bản. Ngày 4/6 tại vịnh Subic, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trở thành nguyên thủ quốc gia đầu tiên tới thăm tàu chiến lớn nhất Nhật Bản, tàu sân bay trực thăng JS Izumo. Tàu JS Izumo và khu trục hạm JS Sazanami lớp Takanami đang trong chuyến thăm thiện chí Philippines kéo dài bốn ngày sau khi tham gia diễn tập trong khuôn khổ chương trình Đối tác Thái Bình Dương. Tổng thống Duterte đánh giá cao những trải nghiệm trên tàu Izumo cũng như khả năng vượt trội của con tàu này.

Mỹ - Úc kêu gọi không quân sự hóa thực thể tranh chấp. Ngày 5/6 tại Sydney, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis và hai người đồng cấp nước chủ nhà Ngoại trưởng Julie Bishop và Bộ trưởng Marise Payne tiến hành hội đàm “2+2” lần đầu tiên dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tuyên bố chung sau cuộc gặp cho hay, “Hai nước nhấn mạnh cam kết sâu sắc đối với an ninh, sự ổn định và thịnh vượng của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Các Bộ trưởng thúc giục các bên kiềm chế không quân sự hóa thực thể tranh chấp, bao gồm ở Biển Đông; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì tự do hàng hải - hàng không, và tuân thủ trật tự dựa trên luật pháp. Các Bộ trưởng coi Phán quyết của Tòa năm 2016 là nền tảng quan trọng để thúc đẩy việc giải quyết hòa bình tranh chấp.” Phát biểu sau cuộc hội đàm, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho rằng Trung Quốc là một cường quốc kinh tế và thương mại, Mỹ và Úc hy vọng có một mối quan hệ hiệu quả với Bắc Kinh nhưng "không thể cho phép Trung Quốc sử dụng sức mạnh kinh tế để tránh né những vấn đề khác, như quân sự hóa tại Biển Đông hay không gây đủ áp lực lên Triều Tiên. Trung Quốc phải nhận ra rằng vai trò của một cường quốc kinh tế đang lên phải đi cùng với trách nhiệm an ninh."

Phân tích và đánh giá

Hoạt động du lịch khẳng định chủ quyền Biển Đôngcủa Andrew Chubb

Cuối tháng 4, chính quyền Philippines bắt đầu vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng đến khu vực tranh chấp Quần đảo Trường Sa đ nâng cấp các cơ sở tại đây. Philippines hy vọng sẽ biến các đảo này trở thành các điểm du lịch. Đây được coi là một trong các cách mà các nước trong khu vực thực hiện nhằm dân sự hóa các đảo tranh chấp trên Biển Đông.

Với cảnh quan đẹp và nguồn sinh vật biển phong phú, các đảo tranh chấp Biển Đông là nguồn tài nguyên du lịch tiềm năng và phong phú. Trước Philippines, Trung Quốc cũng đã triển khai hoạt động du lịch trên các đảo Biển Đông từ năm 2013.

Mặc dù xuất phát từ vị trí chiến lược quan trọng của Biển Đông, cùng với sự thiếu nhất quán trong quan điểm của các bên tranh chấp, thì việc đẩy mạnh dân sự hóa các đảo này vẫn là một câu hỏi lớn. Tại sao các nước tiêu tốn nhiều nguồn lực và cả nhân lực của mình những vùng biển xa xôi này, bất chấp những xích mích và leo thang căng thẳng có thể xảy ra? Điều này có thể bắt nguồn từ những lợi ích to lớn mà việcdân sự hóamang lại cho các nước.

Thứ nhất, dân sự hóa các đảo tranh chấp giúp củng cố các yêu sách của các nước bằng việc tạo ra nhữngsự đã rồi”, một nguyên trạng mới rất khó thay đổi.

Thứ hai, tiến hành dân sự hóa sẽ cho phép các quốc gia tăng cường sự hiện diện của mình những khu vực tranh chấp một cáchhòa bìnhnhất, do đây là hiện diện dân sự. Ví dụ, Trung Quốc đã phản ứng với những chỉ trích về các dự án cải tạo đảo bằng cách tuyên bố chính Mỹ đang cố gắng quân sự hóa Biển Đông với các tàu sân bay và máy bay do thám, chứ không phải Trung Quốc.

Cùng với đó, việc các nước khác cũng tiến hành dân sự hóa đồng nghĩa với việc công nhận tính chính danh của sự hiện diện của Trung Quốc những khu vực tranh chấp này. Do đó, mong muốn hỗ trợ và cung cấp hàng hóa trong khu vực của Trung Quốc là hoàn toàn có chủ ý về mặt lợi ích.

Thứ ba, đối với Trung Quốc, tiến trình dân sự hóa còn hỗ trợ tích cực cho lợi ích về mặt ý thức hệ. So sánh với việc triển khai quân sự đòi hỏi yếu tố bảo mật cao hơn, thì những sáng kiến liên quan đến dân sự có thể dễ dàng tiếp cận công chúng hơn. Điều này giúp chính phủ dễ dàng xoa dịu chính trị nội bộ đ có điều kiện thực hiện những động quyết đoán hơn đối với tranh chấp quốc tế trên Biển Đông.

Những khởi xướng liên quan đến dân sự này đồng thời cũng giúp tối đa hóa sự ủng hộ xã hội cho những tuyên bố chủ quyền của chính phủ nhờ việc tăng cường can thiệp và sự tham gia của người dân vào các tiến trình của đất nước. Đối với Trung Quốc, việc nước này bị cáo buộc liên tục thực hiện những hành động hung hăng đã làm giảm hình ảnh của chính quyền đối với người dân. Tiến hành dân sự hóa sẽ giúp giữ được lòng tin và sự ủng hộ của người dân trong nước.

Tranh chấp Biển Đông và cơ sở để ASEAN tồn tạicủa Neha Surwade

Trong tranh chấp ở Biển Đông, dường như sức mạnh hiện nay của Trung Quốc đã áp đảo ASEAN và ASEAN đang trở nên suy yếu khi một số thành viên bỏ qua tư cách thành viên để theo đuổi những lợi ích chiến lược riêng. Sự thiếu ổn định của ASEAN xuất phát từ những hành động của Trung Quốc và được xem xét ở một số khía cạnh sau: 

Thứ nhất, ASEAN là một tổ chức khu vực được tạo ra nhằm thúc đẩy hợp tác liên chính phủ và tạo thuận lợi cho quan hệ kinh tế giữa các nước thành viên. ASEAN không được tạo ra để đàm phán tranh chấp và tuyên bố chủ quyền. Vì vậy, để tạo ra tiếng nói chung cho các quốc gia ASEAN, hiến chương và vai trò của tổ chức ASEAN cần được xem xét lại.

Thứ hai, trong thế giới hỗn loạn hiện nay, mỗi nước đều hướng tới việc đảm bảo lợi ích quốc gia của riêng mình. Trong ASEAN, 10 nước thành viên hội tụ với nhau để trước hết thúc đẩy một chiến lược đảm bảo các lợi ích quốc gia và có lúc vượt qua lợi ích của tổ chức. Xung đột lợi ích giữa các quốc gia ASEAN là nguyên nhân chính dẫn đến sự mất đoàn kết trong ASEAN. 

Thứ ba, căng thẳng giữa Trung Quốc với các quốc gia thành viên ASEAN như Việt Nam, Philippines và Malaysia sẽ tăng lên trong những năm tới đây do vấn đề tranh chấp Biển Đông xuất phát từ các hành động quân sự hóa các đảo tranh chấp. Một số nước ASEAN cũng như Trung Quốc liên tục tăng cường chi tiêu quốc phòng, cạnh tranh nhau, gây ra sự bất ổn trong khu vực.

Thứ tư, chưa có phương pháp chung nào để đàm phán giữa các nước ASEAN và Trung Quốc. Trong khi ASEAN muốn giải quyết tranh chấp đa phương và tiến tới cuộc đàm phán có lợi cho tất cả các thành viên, Trung Quốc đã bác bỏ phương pháp này và hối thúc các cuộc đàm phán song phương với các quốc gia liên quan. Sự mất cân bằng quyền lực và thiếu đoàn kết trong ASEAN đã tạo ra gánh nặng không công bằng cho một số nước. 

Thứ năm, Trung Quốc có khả năng làm sụp đổ toàn bộ nền kinh tế của các quốc gia nhỏ hơn trong ASEAN như Lào, Campuchia và trong thời gian gần đây Trung Quốc đã gia tăng ảnh hưởng tại Brunei và Singapore. Do lo sợ bị trừng phạt nghiêm khắc từ Trung Quốc, Lào và Campuchia luôn chọn phương án ủng hộ Trung Quốc. Điều này đã tạo ra mối đe dọa tới sự đoàn kết của ASEAN. 

Tóm lại, cho dù có sự đoàn kết trong ASEAN hay không, mỗi nước thành viên đều phải quan tâm đến diễn biến hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông. Khi Trung Quốc tiếp tục gia tăng sự quyết đoán và tăng cường quân sự ở Biển Đông, sự đoàn kết của ASEAN trong tương lai là một thách thức. 

Tình hình hiện nay ở Biển Đông là di sản của trò chơi cường quốc trong lịch sử giữa Mỹ và các nhân tố khác ở khu vực. Cho đến nay các nước ASEAN đã thể hiện lợi ích quốc gia riêng của mình trong sự hợp tác với các nước khác và hướng tới thiết lập quan hệ đa cực, điều này đang tạo khó khăn cho ASEAN trong việc đạt được một thỏa thuận cụ thể để giải quyết tranh chấp Biển Đông. Cuối cùng, thách thức đối với ASEAN là tiếp tục cung cấp sự an toàn cho các công dân ASEAN. Nếu không đảm bảo được điều này, không có lý do cho sự tồn tại của ASEAN.

Trung Quốc-ASEAN cần một thỏa thuận về bảo vệ môi trường biển tại Biển Đông?của Julius Cesar Imperial Trajano

Bảo vệ môi trường biển (MEP) là một khía cạnh bị bỏ qua nhiều nhất trong các xung đột trên biển của khu vực. Vấn đề này có thể trở thành điểm khởi đầu của các cuộc đối thoại có tính xây dựng về hợp tác giữa các nước có tuyên bố chủ quyền với ASEAN là người dẫn dắt chính. 

Tại sao ASEAN và Trung Quốc nên hợp tác về vấn đề MEP? 

Vấn đề môi trường Biển Đông đang ngày càng cấp thiết và gây tác động tiêu cực không hề nhẹ. Tuy nhiên, khi một quốc gia trong khu vực tiến hành triển khai MEP trên Biển Đông, chắc chắn có thể sẽ gặp nhiều khó khăn do các cuộc xung đột. Do đó một chiến lược hợp tác khu vực nhằm định hình hướng đi cho các hoạt động là rất cần thiết.

Các khu vực biển được bảo vệ của ASEAN 

ASEAN cùng với Trung Quốc có thể xem xét, cân nhắc thành lập các khu vực bảo vệ biển (MPAs) và mạng lưới các MPAs thông qua việc lên sơ đồ chung của tất cả các nguồn lợi tự nhiên, các loài sinh vật và hoạt động của con người trên Biển Đông. Một MPA có liên quan đến việc quản lý bảo vệ các rạn san hô, rừng ngập mặn và thảm cỏ biển, bao gồm cả các động vật biển hoang dã.

Hai bên có thể củng cố việc bảo vệ hệ thống sinh thái biển hiện tại thông qua các MPAs, nhưng cần phải mở rộng ra ngoài các khu vực ven biển và gần bờ tiến tới các vùng biển trong Biển Đông. Nhưng các nước tham gia nên có sự nhận thức chung rằng việc thành lập các MPA trên Biển Đông sẽ không gây phương hại đến yêu sách chủ quyền của một nước nào đó. 

Các mạng lưới khu vực được chuyên biệt hóa 

Có khá nhiều vùng nước của ASEAN được sử dụng với mục đích chuyên biệt có thể làm cơ sở, nền tảng cho việc đề xuất các hiệp định khung hợp tác MPAs. Với hy vọng có thể nâng cao việc bảo vệ biển và bờ biển trong khu vực, đề xuất về việc kết hợp tất cả các nỗ lực bảo vệ môi trường khu vực trên cả hệ sinh thái đất liền và trên biển được đưa ra.

Ngoài ra cũng nên có sự hợp tác ở mức độ cao hơn nữa giữa các lực lượng bảo vệ bờ biển và các cơ quan chấp pháp biển trong khu vực, với việc tập trung hơn nữa vào vấn đề ngăn ngừa các hoạt động phá hủy môi trường biển khu vực Biển Đông. ASEAN và Trung Quốc cũng có thể xem xét thành lập một mạng lưới khu vực các nhà khoa học biển và chia sẻ các dữ liệu khoa học.

Địa chính trị và Môi trường biển 

Việc “phi chính trị hóa” của MEP vốn được xem là một “vấn đề nhẹ nhàng hơn” so với sự phát triển chung về dầu khí, có thể nắm vai trò quan trọng trong việc xây dựng lòng tin chung giữa các nước có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Thay vì tăng cường tiến hành quân sự hóa trong các vùng biển có xung đột, ASEAN và Trung Quốc có thể thành lập một khung thỏa thuận quản lý hợp tác trên Biển Đông với việc bảo vệ môi trường biển là một trong những trụ cột chính. 

Trong bối cảnh môi trường biển tại Biển Đông đang ngày càng bị hủy hoại nhanh chóng, yếu tố ngày càng trở nên cấp thiết hơn đối với các quốc gia có liên quan chính là việc phân định rạch ròi giữa địa chính trị, yêu sách chủ quyền với nhu cầu hợp tác biển dân sự quan trọng về những vấn đề an ninh phi truyền thống, trước hết là MEP.

Ông Trump đang ‘xoay trục’ thực dụng sang châu Á của Thitinan Pongsudhirak

Barack Obama đã đầu tư các nguồn lực khổng lồ và toàn bộ chiến lược địa chính trị trong hai nhiệm kỳ tổng thống của ông cho chính sách “Xoay trục sang châu Á” , tuy nhiên, ông Trump lại có thể đóng góp hiệu quả hơn cho mối quan hệ giữu Mỹ và Đông Nam Á. 

Chiến lược “xoay trục” của ông Obama cũng đã đặt Đông Nam Á làm trọng tâm. Trong những năm dưới thời Chính quyền Obama, có thể nói rằng Đông Nam Á đã bị “mất” về tay Trung Quốc. Kể từ năm 2012, Trung Quốc đã bồi đắp một chuỗi các hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông, xây dựng và đóng quân ở căn cứ quân sự, xây dựng một chuỗi các đập ở thượng nguồn sông Mekong.

Đồng thời, sự nổi lên của các thể chế chuyên quyền ở Đông Nam Á khiến Bắc Kinh hưởng lợi. Chính quyền của ông Obama đã thúc đẩy dân chủ và nhân quyền, những vấn đề đã trở thành điều khó chịu đối với một số quốc gia ở Đông Nam Á.

Chính quyền của ông Trump dường như đặt vấn đề lợi ích cao hơn các giá trị trong giao dịch. Ông Trump đã mời các nhà lãnh đạo của Philippines, Singapore và Thái Lan đến thăm Nhà Trắng. Ông Trump sẽ đến Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á và gặp gỡ các nhà lãnh đạo ASEAN tại Manila vào tháng 11 tới, sau khi tham dự APEC tại Đà Nẵng. 

Động cơ ban đầu cho những cuộc gọi của Mỹ là tập hợp các đồng minh và đối tác để ngăn chặn chương trình hạt nhân của Triều Tiên, nhưng bước đi này cũng có thể phát triển thành một quan điểm tái can dự địa chính trị nhiều hơn của Mỹ trong mùa hội nghị thượng đỉnh khu vực. 

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã mở đường với chuyến thăm đầu tiên tới Nhà Trắng của một nhà lãnh đạo Đông Nam Á. Rõ ràng, quan hệ Mỹ-Việt Nam đang đi lên và nhiều điều nữa sẽ đến trong giai đoạn trước Hội nghị Thượng đỉnh APEC. Nhà lãnh đạo Đông Nam Á tiếp theo đến thăm Mỹ có thể là Đại tướng Prayuth Chan-ocha của Thái Lan.

Việc ông Trump cân bằng chính sách “xoay trục” của ông Obama đã trở nên đầy đủ, nhưng không nên quá trớn. Phần lớn các nước Đông Nam Á muốn Mỹ có sự “trở lại” tương xứng trong khu vực bởi họ không muốn đi “hoàn toàn” vào quỹ đạo của Trung Quốc.

Trung Quốc, không phải Mỹ, mới là kẻ phá luật ở Biển Đông của Aaron Connelly

Tự do hàng hải là điều thiết yếu để kiềm chế các yêu sách trên biển của Bắc Kinh. Tàu khu trục USS Dewey gần đây đã đi trong vùng 12 hải lý của một căn cứ không quân Trung Quốc trên Đá Vành Khăn.

Trung Quốc từ lâu đã đưa ra yêu sách mơ hồ về chủ quyền và quyền kinh tế trong đường chữ U bao trùm hầu hết Biển Đông, kéo dài khoảng 1.300km tính từ đại lục, các nước khác cũng có yêu sách các đảo, bãi đá và rặn san hô trong khu vực, dù yêu sách của họ rõ ràng hơn và dựa trên luật quốc tế.

Từ năm 2014, Trung Quốc đã theo đuổi chính sách ngày càng quyết đoán để kiếm soát toàn bộ Biển Đông. Nước này đã xây dựng 7 đảo nhân tạo trên các rạn san hô ở Trường Sa, 3 trong số đó – như đá Vành Khăn – có doanh trại và đường băng đủ dài để máy bay quân sự hạ cánh.

Khu vực mới được cải tạo rộng hơn Công viên Trung tâm New York đến vài lần. Trung Quốc cũng đã phát triển lực lượng cảnh sát biển và dùng tàu đánh cá của nhà nước trợ cấp để ngăn chặn tàu nước khác đánh cá và tìm kiếm tài nguyên trong khu vực. Tất cả những hành động này đều vi phạm luật quốc tế, như đã nêu rõ trong một quyết định của tòa Hague năm ngoái.

Các hoạt động tự do hàng hải của Mỹ là rất quan trọng để ngăn chặn Trung Quốc không hợp pháp hóa các yêu sách của họ. Theo luật pháp quốc tế, hành động trên thực tế là rất quan trọng – Công ước về luật biển Liên Hợp Quốc quy định rằng, diễn giải trên văn bản có thể thay đổi khi thực tiễn các nước thay đổi. Trong tuyến đường biển quan trọng này, vấn đề không nằm ở các cuộc tuần tra của Mỹ mà ở  các yêu bành trướng quá đáng của Bắc Kinh.

Quyết định tuần tra gần Vành Khăn của chính quyền Trump, vốn bị trì hoãn sau một thời gian dài và đã gây lo ngại rằng ông Trump đang thỏa hiệp với Trung Quốc, là sự tiếp nối chính sách lâu đời của Mỹ. Nhưng nó cũng gây ra 2 nguy cơ.

Thứ nhất, quan trọng là tự do hàng hải không bị nhìn nhận như phép thử của Mỹ ở khu vực này, vốn đã diễn ra dưới thời Obama. Cách tốt nhất để ngăn chặn điều này là tiến hành các hoạt động thường xuyên, để chúng lại trở thành hoạt động bình thường như những nơi khác trên thế giới.

Hai là, không nên nhầm lẫn những hoạt động này là một chiến lược ngăn chặn những lợi ích khác của Trung Quốc trên Biển Đông. Đó là những khẳng định quan trọng về quyền lợi trên biển nhưng lại không thúc giục Bắc Kinh từ bỏ các căn cứ như Vành Khăn hoặc buộc Trung Quốc dừng xây dựng những căn cứ khác.

Một chiến lược rộng hơn sẽ đòi hỏi Trump tiếp tục chính sách của người tiền nhiệm về tái cân bằng sự hiện diện của quân đội Mỹ từ Đông Bắc sang Đông Nam Á và tăng cường khả năng giám sát và tuần tra vùng biển của các nước Đông Nam Á. Quan trọng nhất là ông Trump phải làm rõ với Trung Quốc rằng, chính quyền của ông nhận thấy những nguy cơ và trấn an các lãnh đạo Đông Nam Á rằng ông sẽ không đánh đổi họ lấy những nhượng bộ ở nơi khác./.