I. Động thái của các quốc gia

+ Trung Quốc:

Ngày 20/8, ông Chu Vĩnh Khang, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, thăm Campuchia. Dịp này ông Hun Sen nhắc lại lập trường chính trị của Campuchia vẫn tiếp tục ủng hộ chính sách “Một Trung Hoa” cũng như ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên đảo Đài Loan và những vùng biển tranh chấp khác. Giới quan sát đã đặc biệt ghi nhận chiều hướng tăng cường hợp tác Phom Penh - Bắc Kinh vào lúc quan hệ Trung Việt có căng thẳng vì hồ sơ Biển Đông[1].

Tàu sân bay Trung Quốc chạy thử thành công. Trung Quốc cho biết tàu sân bay đầu tiên đã hoàn thành “những mục tiêu dự kiến” trong chuyến chạy thử. Bộ quốc phòng Trung Quốc hôm thứ Tư nói tàu sân bay này đã trở về cảng và những thử ngiệm khác của chiếc tàu dài 300 mét này sẽ được thực hiện sau đó trước khi chính thức được sử dụng[2].

Ngày 30/8, tàu ngư chính 306 đã chính thức được bàn giao cho Trạm ngư chính của Ủy ban công tác Hoàng Sa, tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) sử dụng. Tàu ngư chính này và các tàu ngư chính 308, 309 sẽ tạo thành đội tàu ngư chính chuyên dụng đầu tiên thực hiện chấp pháp hàng ngày ở vùng biển Hoàng Sa. Nhằm thích ứng với yêu cầu bảo vệ ngư chính ở vùng biển Hoàng Sa, tàu ngư chính 306 được thiết kế không lớn, nhưng có tốc độ tương đối nhanh, thiết bị hiện đại, phạm vi chấp pháp rộng[3].

“Thủ tướng mới của Nhật cần tôn trọng lợi ích cốt lõi của Trung Quốc”. Nhật bản cần thể hiện sự tôn trọng đầy đủ đối với chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, nhất là các vấn đề liên quan đến đảo Điếu Ngư. Bắc kinh cũng sẵn sàng gác lại bất đồng, cùng Nhật khai thác tài nguyên xung quanh đảo Điếu Ngư, với điều kiện rằng Tokyo công nhận chủ quyền hoàn toàn của Trung quốc trên quần đảo này. Ngoài ra Nhật bản nên thừa nhận yêu cầu chính đáng của Trung Quốc trong việc hiện đại hóa quân sự để bảo vệ lợi ích quốc gia[4].

Hợp tác Trung quốc – Philíppin phụ thuộc vào việc giải quyết tốt các tranh chấp lãnh hải”. Trung quốc luôn bày tỏ nước này có chủ quyền không thể tranh cãi với các đảo và vùng biển xung quanh – một phần lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Bắc kinh sẵn sàng tuân theo nguyên tắc gác lại bất đồng và tìm kiếm sự phát triển chung. Trung Quốc nhiều lần kêu gọi philíppin chấm dứt các hành động gây phương hại đến chủ quyền và lợi ích biển của Trung Quốc ở Biển Đông, chấm dứt những phát biểu vô trách nhiệm nhưng một số chính trị gia Philíppin không nhận thức một cách nghiêm túc đối với các yêu cầu chính đáng của Trung Quốc[5].

“Đã đến lúc cần xem xét lại luật biển” của tác giả Lý Kim Minh, giáo sư Trung tâm Nghiên cứu ĐNÁ, Đại học Hạ Môn, Phúc Kiến. Theo tác giả này, trong lúc căng thẳng gia tăng tại Biển Đông, một số nước láng giềng của Trung Quốc kiên quyết giải quyết tranh chấp đơn giản thông qua khuôn khổ Công ước Luật Biển LHQ (UNCLOS), mà phớt lờ lịch sử và vi phạm luật đương đại, học thuyết về luật quốc tế. Mặc dù hiện nay UNCLOS là luật quốc tế điều chỉnh các hoạt động có liên quan đến biển nhưng luật này không thể phủ nhận chủ quyền lịch sử của Trung Quốc đối với các đảo Trường Sa. Bằng việc lợi dụng những khiếm khuyết của UNCLOS, các nước xung quanh Biển Đông đã xâm chiếm các đảo Trường Sa, cản trở Trung Quốc khai thác dầu ngoài khơi và xua đuổi thậm chí làm chìm các tàu đánh cá Trung Quốc[6].

“Cách tiếp cận mềm che dấu chiến lược mới của Mỹ” của tác giả Zhu Bingyuan, Hiệu trưởng Trường Triết học Mác, Đại học Tô Châu. Những xung đột gần đây nhất về vấn đề Biển Đông đã cho thấy rõ chính sách ngoại giao thông minh của Mỹ. Mặc dù tuyên bố trung lập nhưng thực tế Mỹ vẫn ngả về phía Việt Nam và Philíppin.Tất cả những sự kiện trên chứng tỏ việc sử dụng sức mạnh thông minh nhằm xây dựng hình ảnh một quốc gia “thân thiện và nhã nhặn” với mục tiêu chiến lược lâu dài là quyết tâm duy trì sự thống trị toàn cầu nhằm bảo đảm an ninh và thịnh vượng của Mỹ. Điều quan trọng nhất hiện nay là Trung Quốc phải đủ mạnh để tồn tại mạnh mẽ hơn trong các tranh chấp khu vực và khiến Mỹ có ít không gian hơn trong việc chơi bài tiếp theo sẽ là đọ sức ngoại giao[7].

Đọc toàn bộ Bản tin tại đây



[1]http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20110827-trung-quoc-tang-cuong-hop-tac-voi-cam-bot


[2]http://www.voanews.com/vietnamese/news/china-aircraft-carrier-08-31-11 128840793.html


[3]Báo Đường sắt Dương Thành (Quảng Châu) ngày 31/8

[4]http://news.xinhuanet.com/english2010/china/2011-08/29/c_131082001.htm


[5] http://news.xinhuanet.com/english2010/indepth/2011-08/31/c_131086932.htm


[6] Trung Quốc Nhật báo ngày 30/8

[7]“Soft approach conceals devious new US strategy”,


 http://www.globaltimes.cn/NEWS/tabid/99/articleType/ArticleView/articleId/672909/Soft-approach-conceals-devious-new-US-strategy.aspx



[8] Mạng Hoàn cầu, Nhân dân nhật báo ngày 28/8


[9] http://english.gov.cn/2011-08/31/content_1937679.htm

[10] “China Pushing for Binding S. China Sea Code, Aquino Says”,


http://www.bloomberg.com/news/2011-08-31/china-wants-binding-conduct-code-in-s-china-sea-aquino-says.html

[11]Mạng Phượng hoàng, Tinh đảo Hoàn cầu ngày 4/9

[12]http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Philippines-Tuyen-bo-lanh-hai-phai-cong-bang/20118/164366.datviet