I. Động thái của các quốc gia

+ Trung Quốc:

Manila và Hà Nội đang gây thêm rắc rối với Trung Quốc. Việt Nam và Philippines sử dụng các lực lượng bên ngoài như Ấn Độ và Hoa Kỳ làm chiêu bài để mặc cả hầu đối phó với Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. Đây là việc đi ngược lại cam kết giải quyết tranh chấp bằng đường lối song phương, ôn hòa với Bắc Kinh, không chỉ làm ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam và Philippines, mà còn gây phương hại cho sự tín nhiệm chính trị giữa hai nước với Trung Quốc[1].

Vấn đề Biển Đông xuất hiện động thái mới. Trước đây, các nước ASEAN vốn chỉ đơn lẻ đấu tranh để bảo vệ lợi ích của mình và có nhiều mâu thuẫn với nhau. Nhưng việc Philíppin tổ chức hội nghị 10 nước ASEAN lần này cho thấy các nước ASEAN đã ý thức được rằng trước một đối thủ khổng lồ như Trung Quốc, việc đấu tranh đơn lẻ khó có thể giành được chiến thắng. Cộng thêm sự hậu thuẫn, thúc đẩy của Mỹ, ASEAN sẽ bắt tay nhau chống Trung Quốc[2].

Trung Quốc cảnh báo Châu Á chớ nên nấp sau ô dù an ninh Mỹ. Các nước Á Châu có thể cảm thấy bất an vì vị thế đang lên của Trung Quốc và lo ngại về sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, tuy vậy chính quyền Bắc Kinh hiện tại đang nỗ lực để tìm 'những giải pháp hòa bình' cho các cuộc tranh chấp như cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Đồng thời, cho rằng các nước Á Châu nên cảnh giác về 'nguy cơ họ cảm thấy có thể làm bất cứ điều gì họ muốn' vì trông cậy vào sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực[3].

Tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với hai lô 127 và 128 ở Biển Đông là 'mơ hồ'. Kế hoạch thăm dò dầu khí của Việt Nam với công ty ONGC Ấn Ðộ tại Biển Đông, là dựa trên những tuyên bố chủ quyền 'mơ hồ' và 'không thể kiểm chứng'. Việt Nam và Ấn Ðộ muốn duy trì sự mơ hồ này để khai thác dầu khí một cách dễ dàng hơn, nhưng Trung Quốc cần phải làm rõ vấn đề này. Yêu cầu Bắc Kinh hãy trình bày cho thế giới những chứng cớ rõ rệt rằng khu vực này thuộc chủ quyền củaTrung Quốc và đòi hỏi Việt Nam và Ấn Ðộ đưa ra bản đồ của các địa điểm đó trong khu vực[4].

Không hề có một mặt trận thống nhất của ASEAN. Việc Philippines tổ chức hội thảo chuyên gia hàng hải và pháp lý ASEAN hôm thứ năm 22/9 được cho là nhằm liên kết ASEAN thành một mặt trận thống nhất chống lại Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông. Mưu toan của Manila như vậy là đã hoàn toàn thất bại. Chuyên gia các nước ASEAN đã không thông qua ý tưởng về một khu vực hòa bình, tự do, hữu nghị, hợp tác do Phi líppin đưa ra và cũng không cho rằng ý tưởng này phù hợp với Luật quốc tế, trong khi đó Camphuchia và Lào đều không cử đại diện đến tham dự cuộc họp, điều này cho thấy ASEAN đều thiếu thống nhất trên vấn đề này [5].

“Đã đến lúc dạy cho các nước xung quanh Biển Đông bài học” của Long Tao. Sự xúc phạm của Việt Nam hiện nay liên quan đến Biển Đông vẫn tiếp tục chưa bị trừng phạt. Điều này càng khuyến khích cho các nước láng giềng tham gia vào khu vực xung đột và thu hút sự chú ý của Mỹ để xung đột khu vực dần trở thành xung đột quốc tế. Philippines, giả vờ yếu đuối và ngây thơ, đã tuyên bố rằng những con muỗi không cần thận trọng trước sức mạnh của voi Trung Quốc. Voi sẽ biết kềm chế nếu chính những con muỗi biết đối xử khéo. Nhưng giờ đây dường như chúng ta có một câu chuyện hoàn toàn khác, vì lũ muỗi thậm chí còn mời một con đại bàng (Mỹ) tới dự bữa tiệc đầy tham vọng của chúng. Tôi tin rằng việc xâm phạm và tập trận quân sự liên tục là cái cớ tốt nhất để Trung Quốc đánh trả[6].

Trung Quốc cần trừng phạt Philíppin. Gần đây Philíppin liên tục có hành động áp dụng đối sách liên minh để cân bằng với Trung Quốc. Sau khi có ý liên kết với các nước ASEAN chống Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, Philíppin nay lại tăng cường hợp tác phòng vệ với Nhật Bản để cùng nhau kiềm chế Trung Quốc. Theo điều tra của mạng Hoàn Cầu, 99% cư dân mạng khi được hỏi đều cho rằng Trung Quốc cần trừng phạt Philíppin một cách thực chất. Được biết đã có 28.532 người tham gia trả lời và đa phần cho rằng Trung Quốc không thể tiếp tục nhẫn nhịn được hành động khiêu khích hết lần này đến lần khác của Philíppin. Một số ý kiến cho rằng tranh chấp Biển Đông không chỉ có một Philíppin, trừng phạt Philíppin có thể “làm gương cho trăm kẻ khác”[7].

Đọc toàn bộ Bản tin tại đây



[1]“Manila, Hanoi at it again”,

http://www.chinadaily.com.cn/cndy/2011-09/26/content_13789504.htm, http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110926-bao-chi-trung-quoc-lai-de-doa-viet-nam-va-philippines-tren-van-de-bien-dong

[2]Báo "Thái Dương" (Hồng Công) số ra ngày 25/9

[4] “China needs stronger case in South China Sea issue”,

http://english.peopledaily.com.cn/90780/7605026.html,

http://www.pubarticles.com/article-sovereignty-over-the-south-china-sea-demarcation-should-not-be-obfuscated-1316761295.html

[5]“ASEAN's united front against China does not exist”,

http://english.peopledaily.com.cn/90780/7604206.html

[6]http://the-diplomat.com/china-power/2011/09/30/time-for-china-to-strike-back/,http://www.globaltimes.cn/NEWS/tabid/99/ID/677717/Time-to-teach-those-around-South-China-Sea-a-lesson.aspx

[7] Mạng Hoàn cầu ngày 28/9