Động thái của các quốc gia

+ Trung Quốc:

Trung Quốc triển khai tàu cứu hộ thường trực Biển Đông. Cục Cứu nạn Nam Hải thuộc Bộ Giao thông Trung Quốc đã triển khai tàu cứu hộ neo đậu thường trực tại đá Xu Bi Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam. tàu Nanhaijiu 115 sẽ bắt đầu nhiệm vụ ngay khi đến nơi vào ngày 30/7. Nanhaijiu 115 là tàu có thể mang theo trực thăng cỡ vừa và đây là lần đầu tiên tàu cứu hộ của Trung Quốc được điều động đến neo đậu thường trực tại Trường Sa. Trung Quốc cho hay nước này sẽ tiếp tục đóng các tàu cứu hộ lớn hơn, khả năng hoạt động xa hơn với thiết bị, công nghệ hiện đại.

Trung Quốc cam kết thúc đẩy hòa bình và ổn định Biển Đông. Về bình luận của Tổng thống Philippines rằng nước này không từ bỏ quyền và lợi ích Biển Đông và sẽ cùng Trung Quốc giải quyết hòa bình các tranh chấp thông qua song phương và đa phương, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng hôm 23/7 cho hay, “Kể từ khi Tổng thống Duterte nắm quyền, hai bên đã duy trì kênh liên lạc hiệu quả về vấn đ Biển Đông, tích cực đối thoại và hợp tác, đảm bảo tổng thể tình hình ổn định trên biển. Trung Quốc sẵn sàng hợp tác cùng Philippines tiếp tục giải quyết các bất đồng, tập trung vào hợp tác thực chất và duy trì hòa bình, ổn định Biển Đông. Trung Quốc tiếp tục hợp tác của Philippines và các nước ASEAN xây dựng các quy tắc khu vực và thúc đẩy tiến trình tham vấn COC.”

+ Philippines:

Philippinesvỡ mộngvề đầu tư của Trung Quốc. Theo hãng tin Bloomberg, trong số 27 hợp đồng được ký kết giữa Trung Quốc với Philippines nhân chuyến thăm Bắc Kinh của tổng thống Duterte tới vào tháng 10/2016, Trung Quốc đồng ý cho vay với lãi suất thấp tổng cộng 9 tỷ đôla, cộng thêm 15 tỷ đôla trị giá đầu tư trực tiếp từ các công ty Trung Quốc vào các dự án đường sắt, cảng biển, năng lượng và khai thác mỏ. Nhưng cho đến nay rất ít dự án được thực hiện. Theo lời bộ trưởng Kế hoạch Kinh tế Ernesto Pernia, Philippines chỉ mới hoàn tất một hiệp định về khoản vay 73 triệu đôla của Trung Quốc cho một dự án thủy lợi một vùng phía bắc thủ đô Manila. Hai cây cầu Manila được xây với nguồn tài trợ 75 triệu đôla của Trung Quốc mới chỉ được khánh thành vào tuần trước. Trong một cuộc họp báo gần đây, bộ trưởng Pernia cho biết tiến trình tiếp nhận vốn vay của Trung Quốccó vẻ chậm hơnso với việc tiếp nhận tài trợ từ các nước khác như Nhật Bản.

Tổng thống Duterte cam kết bảo vệ lợi ích trên biển của Philippines. Trong Thông điệp Quốc gia đọc trước Quốc hội hôm 23/7, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố, “Mối quan hệ đang được cải thiện với Trung Quốc không đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ do dự khi bảo vệ các lợi ích Biển Đông." Tổng thống Philippines cho biết Manila và Bắc Kinh đang nỗ lực giải quyết vấn đ này thông qua các kênh ngoại giao. Không giống người tiền nhiệm Benigno Aquino, ông Duterte chủ động duy trì quan hệ thân thiện với Bắc Kinh đ nhận đầu tư, thường nói sẽ không kích động một cuộc chiến với Trung Quốc do chênh lệch về tiềm lực quân sự.

+ Malaysia:

Malaysia sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc Biển Đông. Phát biểu trước quốc hội hôm 25/7, Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah cho hay, "Thủ tướng Mahathir có những thông điệp cho thấy chúng tôi có lập trường cứng rắn hơn, nghiêm túc hơn đ giải quyết những tranh chấp tại Biển Đông. Trung Quốc đã triển khai nhiều tàu hải cảnh lớn không khác gì tàu chiến tới những khu vực gây bất an cho các nước láng giềng." Theo ông Saifuddin, tại hội nghị tới đây tại Singapore, các bộ trưởng ngoại giao ASEAN sẽ tìm cách thúc đẩy đàm phán về một bộ quy tắc ứng xử nhằm đảm bảo hòa hình Biển Đông, "Tất cả các bên cần kiềm chế và mọi hành động phải dựa trên luật pháp quốc tế."

+ Indonesia:

Indonesia trao trả 42 ngư dân Việt Nam. Ngày 24/7, Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia và các cơ quan chức năng của Indonesia đã hoàn thành hồ sơ thủ tục để trao trả 42 ngư dân Việt Nam qua đường hàng không tại sân bay quốc tế Soekarno Hatta. Các ngư dân nói trên làm việc trên 5 tàu cá, bị bắt từ tháng Tư năm nay và bị giam giữ tại đảo Natuna của Indonesia. Các tàu này hiện đang bị phía Indonesia giữ lại thuyền trưởng và hai nhân chứng mỗi tàu để phục vụ công tác tố tụng.

+ Thái Lan:

Thái Lan sắp tiếp nhận tàu chiến hiện đại mua từ Hàn Quốc. Theo Công ty đóng tàu Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering (DSME) của Hàn Quốc, tàu hộ vệ tên lửa DW-3000F mà Thái Lan đặt đóng đã hoàn tất các bài kiểm tra và sẽ lên đường về Thái Lan vào tháng 8. Tàu hộ vệ DW-3000F có chiều dài 123m, chiều rộng 14,4m, mớn nước 8m; lượng giãn nước đầy tải 3.700 tấn, đây là con tàu lớn nhất từng được Hàn Quốc xuất khẩu ra nước ngoài. Con tàu sẽ gia nhập biên chế Hải quân Hoàng gia vào tháng 1/2019. Khi đó, đây sẽ là chiến hạm lớn nhất và mạnh nhất khu vực Đông Nam Á, vượt qua cả tàu hộ vệ lớp Formidable của Singapore.

+ Mỹ:

Ngoại trưởng Mỹ: ‘Nam Thái Bình Dương sẽ chọn Mỹ, không phải Trung Quốc.’ Chia sẻ trong cuộc họp báo sau khi gặp người đồng cấp Úc Julie Bishop hôm 24/7, Ngoại trưởng Pompeo cho hay, "Tôi cho rằng Nam Thái Bình Dương, cũng như phần lớn các nơi khác trên thế giới, hiểu được sức nặng của việc có Mỹ làm đồng minhmột đất nước không ngừng đ cao các giá trị dân chủ suốt nhiều thập niên qua. Giá trị đi cùng với việc làm đối tác với Mỹ khác với những đối tác hoàn toàn không đi theo con đường đó. Tôi cho rằng điều đó sẽ thắng thế, không chỉ Nam Thái Bình Dương mà trên khắp thế giới." Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Úc Marise Payne California tuyên bố hai bên khẳng định nhu cầu về khu vực Thái Bình Dương tự do và rộng mở, nơi các nước lớn - nhỏ đều được đối xử tôn trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền và quyền tự quyết của mình.”

.......

Bản PDF tại đây